Trở lại

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Điện Giải Đồ

Xét nghiệm điện giải đồ là xét nghiệm giúp định lượng các nồng độ ion điện giải bên trong cơ thể. Các chất điện giải trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và duy trì điện áp trên màng tế bào của chúng và màng xung điện. Rối loạn điện giải đồ có thể gây ra một số bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim hoặc giảm Natri máu. Trong bài viết dưới đây cùng đi tìm hiểu các thông tin liên quan đến khái niệm, quy trình xét nghiệm điện giải đồ cũng như ý nghĩa kết quả xét nghiệm.

RqZ3MExOZTJLszdSwUdvuwvlx5fBGbPBceIjCoYnOoMp03j8KVJg84yfnZD3QUQwLnu1eRRdSENf2LtR_1628241976.jpg
Xét nghiệm điện giải đồ là xét nghiệm giúp định lượng các nồng độ ion điện giải bên trong cơ thể

Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Điện Giải Đồ Là Gì?

Chất điện giải chính là những khoáng chất và chất dịch có điện tích tồn tại trong cơ thể người ở dạng muối không tan, thường có trong máu, nước tiểu hoặc các mô. Chúng có vai trò trong việc cân bằng điện tích và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

Xét nghiệm điện giải đồ là loại xét nghiệm có chức năng định lượng các chất điện giải có trong cơ thể. Các chất điện giải trong cơ thể người có thể kể đến như Natri, Clo hoặc Kali thực hiện nhiệm vụ trung gian để duy trì điện áp trên màng tế vào của chúng, đặc biệt là những tế bào thần kinh như tim cơ, tế bào thần kinh. Chất điện giải mang các xung điện (xung thần kinh, co thắt cơ) từ chính chúng dẫn xuất đến những tế bào khác.

Thông qua những chỉ số đo lường từ xét nghiệm điện giải đồ Na, K, Cl người bệnh có thể xác định được mức điện giải ở cơ thể cao, thấp, trong ngưỡng cho phép hoặc gặp điều gì bất thường.  Bên cạnh đó kết quả xét nghiệm của điện giải đồ cũng đóng vai trò quan trọng để bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị cụ thể với những bệnh nhân bị rối loạn chất điện giải hoặc những bệnh lý liên quan. Các chất điện giải rất cần thiết trong việc duy trì sự trao đổi chất giữa các tế bào và hoạt động hàng ngày của cơ thể. Nồng độ ion điện giải bất thường sẽ gây nên những bệnh lý trong cơ thể.

Những Trường Hợp Nào Cần Thực Hiện Xét Nghiệm Điện Giải Đồ?

Xét nghiệm điện giải đồ khi nào? Bạn có thể thực hiện xét nghiệm điện giải đồ trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc dựa trên những yếu tố sau đây:

  • Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của chứng rối loạn, mất cân bằng điện giải trong cơ thể với những triệu chứng cụ thể và rõ nét như: tim đập nhanh bất thường, choáng, hoa mắt chóng mặt, tuần hoàn máu kém, cơ thể mất nước.
  • Trong trường hợp những bệnh nhân đã từng có tiền sử bệnh lý rối loạn điện giải từ trước đó thì việc thực hiện xét nghiệm điện giải cũng sẽ được chỉ định để đánh giá bệnh cấp hay mạn tính cũng như hiệu quả của các loại thuốc điều trị.
  • Bác sĩ chỉ định xét nghiệm điện giải đồ cho bệnh nhân để xác định chính xác tình trạng bệnh nhân, từ đó có hướng điều trị cụ thể thông qua kết quả chỉ số định lượng của chất điện giải.
  • Ngoài ra việc thực hiện xét nghiệm điện giải đồ để kết hợp theo dõi và điều trị các bệnh lý như suy tim, tăng huyết áp, các bệnh lý về gan thận.

Ý Nghĩa Của Kết Quả Xét Nghiệm Điện Giải Đồ

Kết quả xét nghiệm điện giải đồ phản ánh tình trạng gì của cơ thể? Chắc hẳn đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các bạn có thể tìm hiểu thông qua phần tiếp theo của bài viết dưới đây:

1. Tình trạng rối loạn Natri trong máu (rối loạn chuyển hóa Natri)

Tăng Natri máu

Định lượng thông thường natri trong máu ở mức từ 135 – 145mmol/l. Thực hiện nhiệm vụ duy trì áp suất thẩm thấu. Tuy nhiên vì một lý do nào đó lượng Natri trong máu tăng vượt ngưỡng bình thường khiến các tế bào trong cơ thể mất nước, gây hiện tượng phù hề hoặc tăng huyết áp biểu hiện trên lâm sàng.

Khát nước, cơ thể sụt cân, da bị nhão, tim nhanh và thiểu niệu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mê sảng, hôn mê sâu.

Nguyên nhân khiến Natri trong máu tăng thường gặp có thể kể đến như: hội chứng Cushing do thuốc corticoid. Hội chứng Conn do tăng Aldosteron tiên phát. Bệnh nhân mắc bệnh lý đái tháo đường, hôn mê khi tăng áp lực thẩm thấu bệnh lý đái tháo đường.

Giảm Natri máu

Cơ thể có hàm lượng Natri trong máu dưới 135 mmol/l giảm Natri máu gây nhược trương tế bào nước sẽ vào tế bào. Từ đó làm giảm khối lượng máu, giảm huyết áp và bị trụy tim mạch. Trầm trọng hơn là gây suy thận. phù não. Nếu như không kịp cung cấp và bù đủ lượng Natri kịp thời có thể bị sốc và gây hôn mê sâu.

Nguyên nhân khiến cho Natri trong máu giảm thường gặp có thể kể đến như tiêu chảy, say nắng, nôn nhiều, toát mồ hôi, bệnh lý addison (thiểu năng vỏ thượng thận), tổn thương ống thượng thận nặng, sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu và suy thận mạn tính.

lxiCvXbFDlSGTFy9a8ZFdEDFeCG948TTpzW4XBSgqhV6QjDk0szzJWkTOeGEzYNsiWioUzp4JFXyKkqn_1628242057.jpg
Nguyên nhân khiến cho Natri trong máu giảm thường gặp có thể kể đến như tiêu chảy, say nắng, nôn nhiều, toát mồ hôi, bệnh lý addison,….

2. Tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn lượng Kali trong máu

Lượng kali trong máu ở cơ thể bình thường trung bình từ 3,5 – 5mmol/l. Kali kết hợp cùng với một số ion nội bào khác tạo nên áp suất thẩm thấu cho nội bào. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong co cơ, hoạt động enzym và dẫn truyền thần kinh.

Tăng kali máu

Nồng độ Kali máu lớn hơn 5mmol/l sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như:

  • Chân tay tê bì, cơ thể bị ngứa. Vị trí vùng quanh miệng và chi dưới bị co cứng,, tâm trí lú lẫn, rối loạn tâm thần
  • Cảm giác mệt mỏi và yếu cơ, bệnh lý rối loạn cơ vân
  • Rối loạn nhịp tim, khó kiểm soát tiểu tiện, trầm trọng hơn có thể liệt ruột. Tăng kali trong máu trầm trọng dễ dẫn đến tim ngừng đập đột ngột.

Giảm Kali trong máu

Với hàm lượng Kali trong máu dưới 3,5 mmol/l thường xuất hiện các biểu hiện như: co cứng hoặc đau yếu cơ, chuột rút bất chợt, táo bón, rối loạn nhịp tim và huyết áp giảm. Trong trường hợp không được bù kali kịp thời dẫn đến tim ngừng đập.

Nguyên nhân hàm lượng kali trong máu giảm là do thường xuyên nhịn đói, người nghiện rượu, bệnh nhân có cơ thể kém hấp thu đồng thời mất nước nhiều qua đường tiêu hóa hoặc do nôn nhiều, lạm dụng quá nhiều loại thuốc lợi tiểu.

biDziR2UM6jXlBuC9eiSBAS2kZiu80Ng2vCBOYRCXFiiKg7HOQ897sOVEvsdvvBiGlWGxZH0t7WgR6Sg_1628242090.jpg
Khi Kali trong máu giảm, người bệnh có thể có một số biểu hiện như: co cứng hoặc đau yếu cơ, chuột rút bất chợt, táo bón, rối loạn nhịp tim và huyết áp giảm

3.Tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn Clo
Thông thường nồng độ clo trong máu ở thể thể người trong khoảng 90-110mmol/l từ đó tạo nên áp suất thẩm thấu của cơ thể.
Clo trong máu tăng
Bệnh nhân gặp bệnh lý hyperchloremic (tăng nồng độ clo máu) nên xuất hiện những biểu hiện lâm sàng như thở gấp, mệt lả, yếu cơ.
Nguyên nhân clo trong máu tăng do mất nước, bị ưu năng vỏ thượng thận, đái tháo đường, đái tháo nhạt.
Clo trong máu giảm
Bệnh nhân gặp bệnh lý hypochloremia (giảm nồng độ clo trong máu) có thể xuất hiện những biểu hiện như: tăng trương lực cơ, co cứng cơ và thở nông,…
Nguyên nhân chủ yếu khiến clo trong máu giảm: mất muối, thiểu năng vỏ thượng thận, thói quen ăn uống quá nhạt.

Quy Trình Xét Nghiệm Điện Giải Đồ Được Thực Hiện Như Thế Nào

umIcDhecjgIJrRX1FCRORkLWOCrnBxj2ilvLq9P5cN7tCd7nnorlhmfPWyR019DdZTKh8BnrbobOGksu_1628242242.jpg
Việc thực hiện xét nghiệm điện giải đồ tương đối nhanh chóng, đơn giản và gần như không có sai số nếu bạn lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín

Xét nghiệm điện giải đồ là loại xét nghiệm giúp định lượng nồng độ chất điện giải được thực hiện với mẫu máu tương ứng được lấy trong cơ thể bệnh nhân. Mẫu máu được bảo quản trong ống huyết thanh vô trùng và đưa vào phòng nghiên cứu xét nghiệm. Chính vì vậy để thực hiện xét nghiệm giải đồ các bạn nên đến cơ sở y tế hoặc các trung tâm dịch vụ xét nghiệm để được chuyên viên y tế lấy mẫu máu và đưa mẫu và đưa mẫu vật phẩm đến phòng xét nghiệm phân tích.
Việc thực hiện xét nghiệm điện giải đồ tương đối nhanh chóng, đơn giản và gần như không có sai số nếu bạn lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín với cơ sở vật chất hiện đại, an toàn.
Trước khi thực hiện các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số thực phẩm liên quan hoặc thuốc điều trị bạn đang sử dụng. Trong trường hợp cần thiết hãy ngưng sử dụng bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ chất điện giải trong cơ thể. Hãy hỏi và thông báo với bác sĩ về tình trạng của bạn trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, trước, trong và sau khi xét nghiệm cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của chất điện giải với cơ thể cũng như tầm quan trọng của xét nghiệm điện giải đồ.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.