Trở lại

Viêm Phế Quản Mãn Tính Được Chẩn Đoán Như Thế Nào?

Viêm phế quản mãn tính gây ra tình trạng ho có đờm kéo dài và kèm theo tăng tiết dịch nhầy, khiến sức khỏe người bệnh suy giảm. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh viêm phế quản ngày một gia tăng, thường gặp nhất là người có sức đề kháng yếu, hay có thói quen hút thuốc thường xuyên. Việc xét nghiệm viêm phế quản để chẩn đoán và điều trị kịp thời là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế biến chứng do bệnh gây ra.

Viêm Phế Quản Mãn Tính Là Gì?

e8FaAMp6hOkGf5Pu2UcblsfX97Nk5RtwFbsEQSr1txl62qUlvsq4MNB1afesPbp0AVdBepPl7VDwXUd9_1605610426.jpg
Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý thường gặp hiện nay

Viêm phế quản mãn tính là gì? Viêm phế quản mãn tính là tình trạng các ống phế quản bị kích thích dẫn đến viêm niêm mạc, gây ra sự tăng tiết dịch nhầy quá mức, người bệnh bị ho kéo dài dai dẳng, khạc có đờm và thường tái phát nhiều lần.

Bên cạnh đó, viêm phế quản còn là thuật ngữ được sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị ho mãn tính, tuy nhiên đã loại trừ những khả năng có thể xảy ra bao gồm hen phế quản, bị trào ngược dạ dày, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản và viêm phổi kẽ.

Viêm phế quản khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, sẽ khác với viêm phế quản cấp tính về những triệu chứng không bùng phát một cách dồn dập và nghiêm trọng mà chỉ âm ỉ, kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm rất khó phát hiện và có cấp độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nguyên nhân của sự khác nhau này là do yếu tố gây nên bệnh không phải do vi khuẩn hay virus mà do người bệnh có thói quen hút thuốc lá kéo dài, sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm, nhất là ô nhiễm không khí, đặc biệt là có cơ địa dị ứng.

Vì bệnh viêm phế quản mãn tính có tính triển dai dẳng và lặp lại nhiều lần. Có một số trường hợp, có thể xuất hiện đợt viêm cấp do phế quản trước đó bị phù nề và nhạy cảm hơn so với bình thường.

Do bệnh kéo dài dai dẳng, vì thế cần được làm xét nghiệm viêm phế quản để được chẩn đoán kịp thời, tiếp đến phải kết hợp giữa các biện pháp chăm sóc y tế, điều trị để kiểm soát tốt bệnh.

Dấu Hiệu Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính

SZMaTVnP2bY4yo97dayKqG6pBSYDdfR32xniZShUbX4ZKQO79ISIblDtHUQfCtGmezzqbZAT37Tnu2aC_1605610515.jpg
Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản mãn tính

Do phế quản là những ống dẫn khí thuộc cơ quan hô hấp dưới, nên khi niêm mạc phế quản bị viêm, tăng tiết dịch và phù nề thì dấu hiệu viêm phế quản mãn tính thường bao gồm những biểu hiện như sau:

Khạc đờm: Khi bị viêm phế quản, sẽ gây ra tình trạng tăng tiết dịch hô hấp, điều này dẫn đến bệnh nhân có cảm giác vướng đờm phải khạc đờm kéo dài. Quan sát dịch đờm thường hơi nhầy và có màu trắng. Nếu bệnh nhân gặp phải trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, đờm sẽ có kết cấu đặc dính, không còn màu trắng nữa mà sẽ ngả sang màu vàng hoặc xanh.

Ho dai dẳng: Một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm phế quản mãn tính là những cơn ho dai dẳng. Người bệnh có thể bị ho húng hắng hoặc bị ho bùng phát thành từng cơn. Khi bị dị ứng thức ăn, thời tiết thay đổi, tiếp xúc với không khí lạnh, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn hoặc sau khi mắc bệnh viêm đường hô hấp thì ho sẽ có xu hướng tăng lên.

Người mệt mỏi: Người bệnh bị viêm phế quản mãn tính sẽ có cảm giác người mệt mỏi. Tuy nhiên, sẽ không gây ra tình trạng suy nhược cơ thể hay sụt cân nặng vì đây thực chất là hệ quả do khi những triệu chứng của bệnh tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, điển hình như gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc…

Những triệu chứng khác: Có một số trường hợp ít gặp hơn, viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến một số triệu chứng như bị khó thở, thở khò kè, lên cơn sốt nhẹ…

Do những triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính thường không quá rõ ràng hay có tính điển hình cao, dẫn đến bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp mãn tính khác có triệu chứng tương tự như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản…

Bệnh cạnh đó, khi bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, có thể bị bùng phát với những triệu chứng cấp nếu nhiễm những chủng vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp, thường gặp nhất là RSV gây cảm lạnh, virus cúm. Rhinovirus…

Chẩn Đoán Viêm Phế Quản Mãn Tính Như Thế Nào?

Bệnh viêm phế quản mãn tính thường không gây ra những triệu chứng điển hình. Vì thế, bệnh có thể gây nhầm lẫn với những bệnh lý đường hô hấp khác nổi bật như bệnh phổi tắc nghẽn, viêm phổi, hen phế quản…

Trước khi chẩn đoán xác định và đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, sau đó chỉ định bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm để loại trừ chẩn đoán như sau:

Chụp X quang phổi: Thông qua phim chụp X quang phổi sẽ giúp bác sĩ có thể quan sát được tình trạng phổi của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm phế quản mãn tính thường không có dấu hiệu bất thường quá rõ rệt để nhận biết.

az3WjFsiWCqltz4uJzm8t8vRSO6pYL3l3jLdVi187iaiU1brBLbAZ0CQ1iKfoahi4PEfX7mUMR2BINbP_1605610555.png
Chụp X quang phổi giúp chẩn đoán viêm phổi mãn tính

Có thể nhận thấy những dấu hiệu ở bệnh nhân như các mạch máu, ống dẫn khí, tổ chức kẽ phế quản thường quả dày lên, kết quả trên X quang phổi sẽ được ghi dấu hiệu là “phổi bẩn”. Bên cạnh đó, chụp X quang phổi có ý nghĩa quan trọng trong việc loại trừ những khả năng do các bệnh lý gây tổn thương nhu mô phổi (lao phổi, viêm phổi kẽ, ung thư phổi), bệnh lý phế quản như bị giãn phế quản… cùng gây ra những cơn ho kéo dài ở bệnh nhân.

Đo chức năng thông khí phổi: Đo chức năng thông khí phổi là phương pháp thăm dò vô cùng quan trọng, đem lại giá trị chẩn đoán cao, giúp bác sĩ phân biệt chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính, có khả năng giúp loại trừ những nguyên căn gây ra những cơn ho dai dẳng kéo dài thường gặp trong bệnh giãn phế quản, viêm phổi…

Sau khi có kết quả, nếu đo chức năng thông khí phổi bình thường, nhu mô phổi không bị tổn thương, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mạn tính. Nếu trong trường hợp cho hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm nội soi dạ dày và nội soi tai mũi họng để giúp loại trừ một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài dai dẳng như bị viêm mũi họng, viêm xoang, viêm VA, trào ngược dạ dày, thực quản…

Sau khi có kết quả các xét nghiệm, để có thể chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cần dựa vào những triệu chứng lâm sàng kết hợp cùng kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mãn tính khi có những yếu tố như sau:

  • Bệnh nhân có tình trạng ho và khạc đờm, tình trạng này kéo dài ít nhất 3 tháng/năm, xảy ra liên tục trong thời gian dài ít nhất khoảng 2 năm trở lên.
  • Thông qua chụp X quang phổi không có những tổn thương nhu mô phổi hay phát hiện khối u bất thường (không có tổn thương của những bệnh lý khác).
  • Kết quả của xét nghiệm đo chức năng thông khí phổi không có gì bất thường.
  • Sau khi nội soi tai mũi họng và nội soi dạ dày cho kết quả bình thường, không phát hiện ra những khả năng có thể gây ra tình trạng ho.

Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán đặc hiệu với bệnh viêm phế quản mãn tính. Mà những phương pháp chẩn đoán được thực hiện chủ yếu là nhằm mục đích giúp bác sĩ có thể loại trừ với những bệnh lý khác gây ra tình trạng ho mãn tính kéo dài dai dẳng như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay giãn phế quản…

Bệnh Viêm Phế Quản Nguy Hiểm Như Thế Nào?

hnDxe9HxZpDPm4phMbBlfjFyWDvVJ1izIJVFySaz5DDeByZiG271eGFs2jLnNHGcmYDJQhlttUzObnu1_1605610668.jpg
Bệnh viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phổ biến. Bệnh thường có tiến triển kéo dài dai dẳng, tái phát thành nhiều lần và làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu bệnh không được can thiệp và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng viêm phế quản nghiêm trọng đến bệnh nhân điển hình như:

  • Hen phế quản.
  • Bị suy hô hấp.
  • Giãn phế quản.
  • Tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Như vậy, người bệnh cần nhận lắng nghe nhiều hơn cơ thể mình để sớm nhận biết những dấu hiệu có thể là do bệnh viêm phổi mãn tính gây ra để sớm chẩn đoán điều trị kịp thời. Để có thể chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế, bệnh viện hay trung tâm xét nghiệm uy tín để được tư vấn, thăm khám kỹ lưỡng, tìm ra đúng nguyên căn gây bệnh.

Hiện nay, Diag – Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa là một nơi bệnh nhân có thể tin tưởng để tiến hành thăm khám chẩn đoán một cách nhanh chóng, với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại và thời gian cho kết quả nhanh.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân còn có thắc mắc hay cần tư vấn thêm một số vấn đề để có sự chuẩn bị và đặt lịch hẹn trước giúp tiết kiệm thời gian, có thể gọi đến hotline: 19001717 để được tư vấn cụ thể và tận tình nhất.

Điều Trị Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính

Điều trị viêm phế quản mãn tính, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc, chăm sóc và cách ly bệnh nhân với những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bệnh bùng phát.

Sử dụng thuốc

Để làm giảm triệu chứng, kiểm soát tốt bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc theo từng trường hợp cụ thể. Ở một số thời điểm, bệnh có thể bùng phát, gây ra những triệu chứng cấp tính, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng kháng sinh nếu trường hợp do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, những loại thuốc điều trị được dùng thường bao gồm thuốc long đờm, thuốc kháng histamine H1 và một số loại thuốc khác (thuốc hạ sốt, kháng virus)…

O33MoB9XYhgsB8TPf9ulTsSwUzqH8QqkCZJResLF9Bwn1IZb44DTHmXrDr9ul71FEehF2w4wbdlkvT4b_1605610752.jpg
Bệnh nhân cần cách ly với những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh

Cách ly với những yếu tố gây bệnh

Những yếu tố có thể khiến bệnh khởi phát điển hình như bụi bẩn, chất gây dị ứng, hoá chất, khói thuốc lá… Vì thế bệnh nhân cần cách ly hoặc hạn chế hết mức có thể với những yếu tố này và kết hợp cùng phác đồ điều trị để có thể giảm thiểu nguy cơ khiến cho bệnh bùng phát trở lại.

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý có tính chất tái đi tái lại nhiều lần và thường kéo dài dai dẳng. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp phòng bệnh bằng cách chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và điều trị với phác đồ hiệu quả nhất.

rTHMlrJ65ydXH7vwOCb95abOoKmVnMKLDHr6Ulgym6PqGSI4r5SCkjZDQ0K9xhPnYsrVlk1KusRuaiu4_1605610850.png
Thuốc lá là yếu tố gây bệnh viêm phế quản

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.