Trở lại

Chảy Máu Chân Răng: Những Điều Bạn Nên Biết

Chảy máu chân răng là bệnh lý có thể gặp hằng ngày do viêm nha chu, các chấn thương lợi hoặc do nhiều nguyên nhân khác gây nên. Dù không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì tình trạng chảy máu chân răng sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng về răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chảy Máu Chân Răng Là Gì?

Chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp nhất ở xung quanh chân răng. Do các tổ chức quanh răng bao gồm lợi, xương ổ răng, các dây chằng bị tổn thương nên làm vỡ các mạch máu xung quanh, dẫn đến chảy máu chân răng. Hiện tượng này không những gây khó chịu cho người bệnh mà còn báo hiệu rằng sức khỏe của bạn đang có vấn đề.

RUyh6KRGPdOC0XtEGgX5c60bOsaEfSjBx9NAT2a0Ayj0QoyOtrGGeQ6BAH3FGDqkpsCao7AVBfglSaOC_1618374251.jpg
Chảy máu chân răng là gì?

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng như viêm lợi, viêm nha chu hay các bệnh lý về răng miệng. Trong đó viêm lợi là nguyên nhân chính, thường hay gặp nhất của tình trạng gây chảy máu chân răng. Bên cạnh nguyên nhân chính thì chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay.

Bệnh nhân chảy máu chân răng thiếu chất gì? chảy máu chân răng thiếu vitamin gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến.

  • Khi cơ thể ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, nhất là thiếu vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Người thiếu vitamin C khi bị thương thì vết thương cũng sẽ lâu lành hơn người bình thường. Mặt khác vitamin C còn có vai trò giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bởi vậy người thiếu vitamin C sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn người được bổ sung đầy đủ vitamin C và dễ bị chảy máu chân răng hơn.
kAoTShug4nAjGfmKcFRVMR5xo5cWSzPXWUVncmVsrUuSoZakRB0iFLqtAfVBQH4inENIUuECv5QWOeGt_1618374349.jpg
Khi cơ thể ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, nhất là thiếu vitamin C
sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng
uaXgCoiuPFYNaCGvybczFv9BgbmTPodiCrXEOUjSZGsHH9ncJOp16bMDRgQiz0ehUd2e7CMtum9QZQmn_1618374383.jpg
Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, táo, ổi, bắp cải, cải bó xôi,…
  • Thiếu vitamin K: là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể, Vitamin K có tác dụng làm tăng khả năng đông máu. Chính vì vậy việc thiếu hụt vitamin K làm quá trình đông máu diễn ra chậm hơn, tăng nguy cơ làm chảy máu chân răng. Nguồn chính trong cơ thể của vitamin K là do các vi khuẩn có lợi ở đường ruột sản sinh ra. Nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài thì các vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt dẫn tới thiếu hụt vitamin K tự sinh và làm gia tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Các thực phẩm giàu vitamin K mà bạn không nên bỏ qua trong các bữa ăn hàng ngày như: cải bó xôi, cải xoăn, cần tây…
LvdK9OVbr4gfoiSRmYURWxlnp49bsOmJeum4tjQWWrcl6qjmBHqJK4S8GffY0TcysMYWSMbDlACDVvlf_1618374447.jpg
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể,
có tác dụng làm tăng khả năng đông máu
  • Vitamin A, E đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, giúp cơ thể phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả, làm giảm viêm ở bệnh nhân viêm nướu răng.
  • Ngoài những vitamin kể trên thì Canxi cũng là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành răng được chắc khỏe. Nếu bổ sung đầy đủ canxi không những giúp răng chắc khỏe mà còn hạn chế được chảy máu chân răng một cách hiệu quả.

Với những thông tin trên đây hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi chảy máu chân răng thiếu vitamin gì, thiếu chất gì từ đó bổ sung đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Chảy Máu Chân Răng Không Ngừng Xử Trí Như Thế Nào?

Nguyên nhân chảy máu chân răng không ngừng

Chảy máu chân răng không ngừng nghỉ cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn không tốt. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng không ngừng phải kể đến:

  • Viêm lợi. Do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ làm vi khuẩn tích tụ ở chân răng, lâu dần hình thành các mảng bám gây ra tình trạng sưng, viêm, đau và chảy máu ở chân răng. Lợi càng viêm nặng chảy máu chân răng càng nhiều. Mặt khác khi bề mặt răng không sạch, cao răng bám nhiều và không được lấy định kỳ cũng gây viêm lợi và làm chảy máu chân răng.
  • Các bệnh lý của răng như sâu răng, những ổ nhiễm trùng ở chân răng làm lợi sưng cũng gây chảy máu. Đặc biệt các bệnh lý ở vùng quanh răng nếu viêm để lâu ngày không điều trị sẽ gây viêm nặng, gây chảy máu chân răng kéo dài. Ở giai đoạn này việc điều trị cũng không còn phục hồi lại được như trước nữa.
  • Đánh răng không đúng cách: việc sử dụng bàn chải đánh răng sai cách hay chải quá mạnh cũng gây chảy máu chân răng. Dùng bàn chải đánh răng có lông cứng có thể làm mòn men răng và gây kích thích nướu.
     
  • Thói quen dùng chỉ nha khoa. Việc thay đổi thói quen sang dùng chỉ nha khoa hoặc dùng chỉ nha khoa không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng.
8wbVGYX9XF2QRvN3MGQcQQFwkFai6DoJR9FIqWXDNbGZ8FQ8XpgrnpIT0MLnBI9JvqevGTR5AODlBRN1_1618375152.jpg
Sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách cũng là nguyên nhân của tình trạng này
  • Lơ là việc vệ sinh răng miệng. Đôi khi mọi người thường vội vã khi đánh răng và đánh không đủ lâu hay bỏ đánh răng buổi tối. Điều này làm vi khuẩn tích tụ và tạo thành các mảng bám ở chân răng, gây sưng viêm và hình thành nên các bệnh răng miệng, dẫn tới chảy máu chân răng.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Trong các loại thực phẩm chế biến mà chúng ta ăn hàng ngày, một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng với nướu khiến chúng chảy máu. Ngoài ra việc thiếu hụt các vitamin như vitamin C, vitamin K cũng ảnh hưởng đến quá trình đông máu, thường dễ dẫn tới các bệnh răng miệng.
  • Các bệnh lý về gan làm ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của gan. Mà một trong những chức năng của gan là làm đông máu bởi vậy khi chức năng gan suy giảm cũng dẫn tới nhiều hệ lụy
  • Thói quen hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng, hôi miệng, viêm lợi… trong đó điển hình là chảy máu chân răng.
  • Ngoài ra chảy máu chân răng không ngừng nghỉ còn có thể do việc sử dụng các thuốc chữa bệnh mạn tính kéo dài. Những bệnh nhân bị đau tim, đột quỵ hoặc sử dụng thuốc chống động kinh, hóa trị liệu, tiểu đường, ung thư có tỉ lệ chảy máu chân răng cao hơn người bình thường.

Nên làm gì khi chảy máu chân răng không cầm được?

Khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng không cầm được cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể có biện pháp khắc phục sớm nhất. Nên đến các cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ chuyên sâu răng hàm mặt, nhiều kinh nghiệm và đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, các biện pháp xử trí chỉ tạm thời giúp bạn ngừng chảy máu chân răng vào thời điểm đó.Vì vậy cần tìm được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị thì mới có thể dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng, để lâu sẽ khó điều trị và gây ra những tổn thương khó phục hồi.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi một số thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày để tiến triển của bệnh tốt hơn. Chườm lạnh là biện pháp giúp ngăn chảy máu chân răng ngay lập tức, làm giảm lượng máu lưu thông trong răng.

Khám nha khoa thường xuyên. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần. Lấy cao răng là việc nên làm ngay để bảo vệ răng miệng hiệu quả. Bạn nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín để bảo vệ răng miệng hiệu quả.

7wbgWioHSHjQeFeRQB1lQt3qtFxlksrVZsEGDRq6jYvQ3MQekYkQSmiJdjBN42YmS73PnFyrEAVlfgd8_1618375519.jpg
Cao răng hay các mảng bám cứng đầu tại chân răng không được loại bỏ cũng khiến bạn gặp vấn đề chảy máu chân răng
  • Chữa ngay các răng sâu, các răng bị nhiễm trùng.
  • Giữ sạch vệ sinh răng miệng: chọn loại bàn chải mềm tránh kích ứng cho nướu, đánh răng nhẹ nhàng đúng cách. Dành ra 3 – 5 phút cho mỗi lần đánh răng và nên đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng hàng ngày giúp bạn hạn chế tình trạng viêm răng, viêm lợi.
  • Hạn chế hoặc không nên hút thuốc lá.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và đủ chất. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin K. Hạn chế đồ ăn uống ngọt, nước uống có ga.
4JUGQN0Gr2ryq3PwNLZmGL3JpmxKjxC5d5yPNuVZQImajipWsWEYiJi6O9Ji9dGjm6hvWIgm1ZTv8eju_1618375674.jpg
Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, ăn nhiều rau xanh,
uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt, đồ uống có màu,…không tốt cho răng
  • Giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực và thể dục thể thao điều độ.
  • Sử dụng thuốc theo như chỉ định của bác sĩ, hạn chế dùng các thuốc kháng sinh

Chảy máu chân răng không phải bệnh lý quá nguy hiểm, chỉ cần chú ý việc chăm sóc răng miệng và cân bằng chế độ dinh dưỡng của bản thân thì bạn đã có thể ngăn chặn phòng ngừa bệnh xảy ra. Một khi phát hiện có dấu hiệu chảy máu chân răng thì bạn không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp để bảo vệ chính mình và người thân.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.