Trở lại

Xét Nghiệm Bệnh Dại Có Chính Xác Không?

Table of Contents


Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, lây lan qua người thường do các vết cắn của động vật có mang virus dại gây bệnh. Vì thế, việc chủ động xét nghiệm bệnh dại là cách tốt nhất để biết được liệu người này có nhiễm bệnh hay chưa và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, khi nhắc đến xét nghiệm này, rất nhiều người không hiểu rõ quy trình thực hiện như thế nào, có cần chuẩn bị gì không và nên xét nghiệm ở đâu? Nếu bạn đang có chung thắc mắc này, hãy đọc những thông tin được chia sẻ ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Dại

Dại là bệnh viêm não, tủy cấp tính do loại virus dại có tên là Rhabdovirus thuộc họ Rhabdoviridae, chủng Lyssavirus gây nên.

Bệnh dại gây ra bởi động vật mang virus dại, chủ yếu gặp nhiều ở chó và dơi, gây bệnh ở người thông qua vết liếm, cắn… của động vật này.

LkjpNfQ9Mpj5yJ6ALN7ykpe3xMYyST6pdXGQgjDzjPEOmqIcqVsJx6kIOhixrf3E1pr2qo9t2Y9qa0Tz_1641238321.jpg
Virus dại gây bệnh ở người thông qua vết cắn của động vật

Bên cạnh đó, bệnh dại còn có thể lây từ người sang người nếu người lành tiếp xúc với vết thương, nước bọt của người đang mắc bệnh dại.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, cứ mỗi năm lại có khoảng hơn 55.000 người tử vong vì bệnh dại. Vì thế, tìm hiểu rõ hơn về bệnh dại, dấu hiệu nhận biết để kịp thời xét nghiệm bệnh dại là vấn đề quan trọng mà mỗi chúng ta cần quan tâm đến để chủ động bảo vệ sức khoẻ.

Bệnh dại chia thành 2 thể là bệnh dại thể điên cuồngbệnh dại thể liệt, với những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, người mắc bệnh dại chủ yếu là ở thể điên cuồng, rất ít trường hợp ở thể bại liệt.

Theo đó, bệnh dại được chia thành 2 giai đoạn là: Giai đoạn tiền triệu chứng và giai đoạn viêm não.

Ở giai đoạn tiền triệu chứng hay còn gọi là thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 3 tháng. Nhưng cũng có một số trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn hơn khoảng dưới một tuần hoặc cũng có thể kéo dài lên đến một năm.

Những triệu chứng ban đầu của thời kỳ ủ bệnh dại có biểu hiện tương tự với bệnh cúm bao gồm đau đầu, chóng mặt, lên cơn sốt… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng bị ngứa ngáy, khó chịu ở vị trí bị cắn.

aJLGez5Yuki3UBkDWqksND8MDZbvdlEaLi0lxxSPH0SYGseWfcZWIvr1FccacebmDNR1sKLQGU14pRNE_1641238347.jpg
Tìm hiểu những biểu hiện của bệnh dại

Khi chuyển sang giai đoạn viêm não, người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn chức năng não, rất dễ bị kích động, lo lắng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây mê sảng, gặp ảo giác, mất ngủ… Giai đoạn cấp tính của bệnh thường kéo dài từ khoảng 2 đến 10 ngày. Khi có những triệu chứng lâm sàng này thì tiên lượng bệnh trở nên rất xấu, gần như sẽ tử vong.

Để phòng ngừa bệnh dại, chủ động phát hiện và điều trị kịp thời, sau khi bị chó cắn, bệnh nhân cần phải xử lý vết thương tại chỗ.

Tiếp đến, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tiêm phòng và nhờ bác sĩ tư vấn chính xác. Sau khi tiêm phòng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bị sưng đỏ, có cảm giác ngứa ở vị trí tiêm. Một số trường hợp hiếm gặp hơn có thể bị chóng mặt, buồn nôn.

2. Xét Nghiệm Bệnh Dại

Vào giai đoạn sớm, khi bệnh nhân mắc bệnh dại, rất khó để phát hiện virus dại trong thời gian này vì những triệu chứng vẫn chưa xuất hiện.

Vì thế, nhìn chung xét nghiệm bệnh dại ở người ít được áp dụng và chủ yếu sẽ được bác sĩ chỉ định trên những bệnh nhân đã có dấu hiệu lâm sàng.

I4yNyqfUSufXTWPNmB8dnJkdsKyUc4nFZiX04LwwXLi75ovdqvjkP6bMtvjbqJKYaWq9NQQhyKonDiwL_1641238370.jpg
Xét nghiệm bệnh dại bao gồm xét nghiệm gì?

Về cách xét nghiệm bệnh dại sẽ bao gồm xét nghiệm trên cơ thể người bệnh và động vật như sau:

2.1 Xét Nghiệm Bệnh Dại Ở Người

Chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân mắc bệnh dại ở giai đoạn tiền triệu chứng có những dấu hiệu lâm sàng như: Chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, cùng những yếu tố dịch tế khác có liên quan đến bệnh lý này.

Chẩn đoán xác định: Bác sĩ sẽ dựa vào những xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp từ các mô não hoặc cũng có thể là phân lập virus trên chuột hay hệ thống nuôi cấy tế bào.

Thông qua kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang với mẫu xét nghiệm là mảnh cắt da tóc gáy của người bệnh hay dựa vào kết quả chẩn đoán huyết thanh trên phản ứng trung hoà, sẽ phản ánh chính xác bệnh nhân có đang mắc bệnh dại hay không.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của y học kỹ thuật hiện đại, có những kỹ thuật mới được áp dụng trong việc chẩn đoán và phát hiện virus dại đang được áp dụng là PCR, Realtime-PCR, phát hiện ARN của virus dại.

exWUEPhHNDX8pGnAeazLWG7tDdUVnHa8XnyyXIFvMAvtVBLnSlWxHqDdPZyqdsVQvSLHQGz08JKpVh3l_1641238400.jpg
Những xét nghiệm bệnh dại đang được áp dụng hiện nay

Xét nghiệm máu có biết bệnh dại không? Những xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh dại? Cụ thể, những phương pháp xét nghiệm bệnh dại thường được áp dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Đa phần kết quả là bạch cầu tăng cao, theo đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả tăng bạch cầu niệu và protein niệu.
  • Xét nghiệm dịch não tuỷ: Kết quả bệnh nhân bị viêm màng não, viêm não với các biểu hiện điển hình là tăng áp lực nhẹ. Trong đó, chủ yếu là tăng bạch cầu đơn nhân. Đây là phương pháp đích kiểm tra cơ thể người bệnh đã có kháng thể kháng dại hay chưa.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua phương pháp chụp CT hay MRI sẽ cho kết quả thay đổi không đặc hiệu.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh dại khác, ít phổ biến hơn nhưng vẫn cho kết quả chính xác như:

  • Xét nghiệm kháng thể bệnh dại: Là xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA).
  • Thực hiện xét nghiệm virus dại thông qua mẫu bệnh phẩm là huyết thanh, nước bọt, dịch não tuỷ, sinh thiết da gáy.
  • Phân lập mẫu bệnh phẩm để tìm virus dại nhờ vào phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc cũng có thể là nuôi cây trên chuột.
  • Sinh thiết mảnh da gáy được thực hiện nhằm tìm kiếm sự hiện diện của kháng nguyên của virus dại.

Trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh dại gây nên, thông qua xét nghiệm, sẽ tìm thấy thể Negri trong não của bệnh nhân ở vùng sừng Amon và có những tổn thương viêm não không đặc hiệu.

2.2 Xét Nghiệm Bệnh Dại Trên Động Vật

Xét nghiệm bệnh dại trên động vật chủ yếu được thực hiện ở chó. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có xét nghiệm chính xác hoàn toàn bệnh dại ở những động vật đang sống.

Xét nghiệm bệnh dại chỉ có thể thực hiện khi con vật nghi ngờ có virus dại đã chết. Để thực hiện xét nghiệm này, sẽ cần lấy não của con vật này để gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm xem nguy cơ một người có tiếp xúc với mầm bệnh dại sau khi bị chó, mèo dại cắn hay không.

Cách tốt nhất, bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xét nghiệm bệnh dại ở người một cách chính xác nhất.

3. Xét Nghiệm Bệnh Dại Ở Đâu?

Xét nghiệm bệnh dại hết bao nhiêu tiềnxét nghiệm bệnh dại ở đâu là tốt nhất chắc hẳn là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chúng ta cần hiểu rằng xét nghiệm bệnh dại chỉ được áp dụng khi bệnh nhân đã có những biểu hiện của bệnh dại. Một khi bệnh nhân đã phát bệnh dại thì tỷ lệ tử vong gần như là 100%.

Vì thế, việc đầu tiên bệnh nhân cần quan tâm là cách xử lý vết thương đúng cách, sau đó đến cơ sở y tế thăm khám, nêu rõ tình trạng để bác sĩ xem xét và chỉ định lấy mẫu xét nghiệm và có thể bệnh nhân sẽ được tư vấn tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt.

Ze3Rm79PoKViQgVwISdPrnhH6TcgnfJwXUn2Ga2NeE5Z55s0egheZ8iUsBuhS524egb0UoSSVNRUAxBP_1641238431.jpg
Tiêm vacxin phòng bệnh dại ở người

Chi phí cho việc tiêm vắc xin dại sẽ có sự chênh lệch tuỳ loại, mức giá trung bình khoảng từ 300.000 đồng trở lên. Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ có sự chỉ định phù hợp cho bệnh nhân thì chi phí ở mỗi trường hợp là khác nhau.

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm bệnh dại, chẩn đoán và tiêm phòng vắc xin dại cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác và nhận được lời khuyên đúng đắn từ bác sĩ.

Những địa chỉ chẩn đoán, xét nghiệm bệnh dại bạn có thể tham khảo như sau:

  • Bệnh viện Bạch Mai: số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Viện Pasteur: Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM.
  • Bệnh viện Nhiệt Đới: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP. HCM.

Bên cạnh đó, để được tư vấn thông tin một cách nhanh nhất, cũng như đặt lịch hẹn chẩn đoán bệnh dại, bạn cũng có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag là trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa chất lượng cao tại TP.HCM để được hỗ trợ thông tin kịp thời.

4. Điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Dại

Sau khi nghi ngờ nhiễm virus dại, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán. Dựa vào tình trạng cụ thể, thông thường bệnh nhân sẽ phải tiêm một loạt các mũi vacxin verorab ngừa dại.

Nhờ vào globulin miễn dịch đặc hiệu sẽ cung cấp cho cơ thể bệnh nhân kháng thể chống bệnh dại ngay lập tức, có tác dụng ngừa virus dại lây lan và hoạt động mạnh.

Bên cạnh đỏ, chủng ngừa bệnh dại là biện pháp tránh bệnh hiệu quả. Theo đó, vắc xin sẽ được tiêm một loạt 5 mũi với thời gian là 14 ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi động vật đã cắn bạn và báo tình hình cho bác sĩ biết.

sncWzQY33qiNGzqUCgEPOqASMoxXPfe07s7uiaaqnvjzyMf7KoVgJoubhWmFjj2ekOlDPTpxRNZB2I5D_1641238457.jpg
Cách xử lý sau khi bị động vật cắn để phòng bệnh dại

Sau khi bị động vật cắn, thì việc chích ngừa bệnh dại càng sớm sẽ càng tốt. Đầu tiên, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách rửa vết thương do động vật cắn với xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa, iốt trong thời gian ít nhất 15 phút. Tiếp đến, sẽ tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu và đưa ra phác đồ tiêm vắc xin bệnh dại cho bệnh nhân.

Để phòng ngừa bệnh dại, bạn cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Nên tiêm phòng cho vật nuôi để ngăn ngừa virus bệnh dại.
  • Không nên để vật nuôi đi lang thang, cần giám sát để đảm bảo an toàn cho vật nuôi và mọi người.
  • Nếu phát hiện động vật hoang dã, cần thông báo ngay cho chính quyền.
  • Không nên tiếp cận với động vật hoang dã vì rất dễ bị tấn công và nhiễm bệnh.
  • Không nên cho dơi vào nhà và làm tổ. Vì chó và dơi là động vật điển hình rất có khả năng mang mầm bệnh dại.
  • Xử lý vết thương: Sau khi bị động vật cắn gây trầy xước, bạn cần rửa vết thương bằng xà phòng, chất tẩy rửa povidone hoặc ixine để giảm thiểu số lượng virus tại vết thương rồi nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
  • Trường hợp đi du lịch đến Ấn Độ, Châu Phi bạn cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn và có thể cần phải tiêm vacxin ngừa bệnh dại khi cần thiết.

Khi bị động vật cắn, đặc biệt là chó mèo, chúng ta không nên chủ quan, cần xử lý vết thương đúng cách rồi nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám, xét nghiệm bệnh dại, để có phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Vì một khi đã mắc bệnh dại nhưng không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.