Trở lại

Xét Nghiệm Tìm Máu Ẩn Trong Phân Giúp Chẩn Đoán Bệnh Gì?

Tìm máu ẩn trong phân là xét nghiệm thông qua lượng máu thu được trong phân, có thể cực ít mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nhằm phát hiện những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến đường tiêu hoá của người bệnh tuỳ theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Một số bệnh có thể phát hiện nhờ xét nghiệm này như viêm loét dạ dày, đại tràng cho đến những khối u và ngăn chặn kịp thời để tránh phát triển thành ung thư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Tìm Hiểu Xét Nghiệm Tìm Máu Ẩn Trong Phân

Hệ tiêu hoá có vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn tạo ra chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Hệ tiêu hoá gặp vấn đề sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá cũng là một bộ phận dễ nhiễm bệnh do các thói quen xấu hằng ngày tác động.

vt9p8q6QdKmUG2ivBZRdSVS4qYMtbdCy3OI61iaFugxCkFnl1S3lGId71cVozTFF6GbHqFvdXUGLlqbz_1614310492.jpg
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân để chẩn đoán vấn đề tiêu hóa

Một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá gây chảy máu như viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng, các khối u bị chảy máu cho đến những bệnh ở nguy hiểm hơn như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng. Khi bệnh ở mức độ nghiêm trọng phân sẽ có màu đen hoặc đỏ máu.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh chỉ gây ra việc chảy máu ở lượng nhỏ hoà lẫn vào phân khiến màu sắc phân vẫn như bình thường. Lúc này, bằng mắt thường không thể nào phát hiện được lượng máu này. Dẫn đến nhiều người không biết rằng mình đang có những triệu chứng bất thường.

Khi bệnh nhân cảm thấy đau bụng dai dẳng không tìm ra nguyên nhân, thông thường các bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân để kiểm tra sự hiện diện của máu. Trong trường hợp người khoẻ mạnh kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư đường tiêu hoá cũng được kiểm tra bằng xét nghiệm này.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (Faecal Occult Blood Testing) được viết tắt là FOBT. Thông qua xét nghiệm phân sẽ giúp bác sĩ phát hiện lượng máu có thể chảy ra từ đường tiêu hoá xuất hiện ở phân trong bài tiết. Có thể là một lượng rất nhỏ chỉ nhìn thấy được nhờ làm xét nghiệm, nhưng không thể xác định rõ vị trí.

Từ đó, sẽ có những chẩn đoán ban đầu, có thể sẽ tiến hành thêm vài lần để khẳng định lại. Để tìm đúng nơi bị tổn thương sẽ phải tiến hành thêm các xét nghiệm khác như nội soi dạ dày, nội soi đại tràng mới có kết quả chính xác những tổn thương và nguyên căn để có phác đồ điều trị thích hợp.

Đối Tượng Của Xét Nghiệm Tìm Máu Ẩn Trong Phân

P6tMIHXI8xosa01yMrsxLAP26IhZ3ZfOw2IzhKxhqAzCK9Giv60QJatMv9xmthsR8sjJlJCs5aYTzr7x_1614310699.jpg
Ai là đối tượng nên xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân?

Khi bạn yêu cầu tiến hành tầm soát ung thư đường ruột để chủ động phát hiện bệnh hoặc có những triệu chứng kéo dài liên quan đến đường tiêu hoá như đau bụng, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy… Hay những người có tiền sử bệnh gia đình mắc ung thư đường ruột sẽ tiến hành xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân để kiểm tra.

Những người có nguy cơ cao mắc ung thư đường ruột thường là những đối tượng như sau:

  • Có tiền sử bị bướu thịt (polyp) trong ruột.
  • Có tiền sử bị ung thư ruột.
  • Là người bị bệnh viêm đường ruột kinh niên.
  • Có tiền sử rõ rệt khi các thành viên ruột thịt trong gia đình bị mắc ung thư đường ruột.
  • Có ung thư ruột kết – trực tràng phi polyposis hay u tuyến có trong gia đình.
  • Có mức insulin tăng cao trong máu hoặc bị tiểu đường.

Các bước tiến hành xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

f7691IaYnilnIU1rNQxialo20LkGTtRq5ZK0n9pT7xd1SnK2XRZqCj4If7FGZxfu1b294d8JNNiMvJ0E_1614310994.jpg
Các bước tiến hành xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

Người bệnh sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm bằng que nhỏ chuyên dụng. Dùng que quẹt trên bề mặt phân trên giấy vệ sinh ngay sau khi đi vệ sinh. Loại giấy vệ sinh này cũng có thể là giấy vệ sinh chuyên dùng được cung cấp trong bộ xét nghiệm.

Sau đó người bệnh sẽ bỏ que chứa mẫu bệnh phẩm vào ống để người lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm kiểm tra. Hoặc gửi đến bệnh viện hay trung tâm xét nghiệm nếu lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà.

Thông thường, xét nghiệm tìm máu trong phân sẽ tiến hành dựa trên từ 2 đến 3 mẫu phân khác nhau lấy vào những thời điểm khác không cùng một ngày. Mục đích của việc xét nghiệm nhiều lần từ nhiều mẫu thử để đảm bảo độ chính xác cao vì chảy máu ở đường tiêu hoá không nhất định ở thời điểm lấy mẫu.

Bệnh nhân cũng cần lưu ý thông tin đến bác sĩ những loại thực phẩm chức năng và thuốc uống đang sử dụng, và các loại thực phẩm đã dùng thời gian trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Vì những chất có trong thực phẩm và thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân gây ra hiện tượng dương tính giả. Nhưng thực chất không có hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hoá nào.

Tìm Máu Ẩn Trong Phân Bao Gồm Những Xét Nghiệm Nào?

7c0d1fyDcWpuqj40uGz4xi5jOqKplbfbgtpDujxLqHHGEbK1elx9NAYu58kOqJpm0GTEYLJ9z5qta2fj_1614311097.jpg
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có nhiều loại

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân cũng có nhiều loại. Có những loại xét nghiệm điển hình như:

Xét nghiệm máu ẩn trong phân Guaiac (Guaiac fecal occult blood test – gFOBT)

Đặt một mẫu phân trên một thẻ xét nghiệm chuyên dụng được bao bởi chất Guaiac. Đây là chất có nguồn gốc thực vật. Từ kết quả thu được trên thẻ ta có thể biết được có máu ẩn trong phân hay không. Nếu thẻ đổi màu có nghĩa là có máu trong phân. Nếu thẻ không đổi màu đồng nghĩa với việc không tìm thấy máu trong phân.

Xét nghiệm này thông thường có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, sau khi thu được mẫu phân cần gửi đến các bệnh viện nơi tiến hành xét nghiệm để có thể đọc được kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm máu ẩn trong phân dùng miếng đệm flushable pad (Flushable Reagent Stool Blood Test)

Xét nghiệm này sẽ bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà. Việc mua miếng đệm cũng rất dễ dàng, không cần đến toa của bác sĩ. Giúp người bệnh có thể tự kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường. Sau khi đi vệ sinh xong, cần đặt miếng đệm vào trong bồn cầu, theo hướng dẫn thường là 3 ngày liên tục.

Sau đó, chúng ta có thể tự quan sát những thay đổi trên miếng đệm. Khi có máu ẩn trong phân, miếng đệm sẽ thay đổi màu sắc. Khi có những dấu hiệu bất thường về màu sắc, người bệnh nên tìm đến bệnh viện để kiểm tra chính xác hơn và nhận được sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Xét nghiệm miễn dịch tìm máu ẩn trong phân (Immunochemical FOBT or Faecal immunochemical tests – FIT)

Để thực hiện xét nghiệm này sẽ cần tới một loại protein đặc hiệu hoá còn được gọi là kháng thể. Kháng thể này là chất mang oxy nằm trong hồng cầu sẽ tự tìm đến và gắn vào hemoglobin. Khi thực hiện xét nghiệm này có một điều khiến bệnh nhân thoải mái đó là không cần áp dụng biện pháp ăn kiêng nào trước khi lấy mẫu. Thêm một ưu điểm là có thể thực hiện trên một mẫu phân ngẫu nhiên.

Kết Quả Tìm Máu Ẩn Trong Phân

6m45SjF3l197RV4ApotN0BwB6YMle929nwRmdpv0ooOQgyGcTVVgDlmLEpaElV5ptNczkqwCPx7gCN5u_1614311208.jpg
Khi đọc kết quả tìm máu ẩn trong phân là âm tính
có nghĩa là không tìm thấy máu trong phân

Sau khi tiến hành xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm sẽ có kết quả trả về cho bệnh nhân. Thông thường cần mất khoảng 2 – 6 ngày mới có kết quả tuỳ vào nơi xét nghiệm.

Kết quả âm tính

Khi đọc kết quả tìm máu ẩn trong phân là âm tính có nghĩa là không tìm thấy máu trong phân. Tuy nhiên, khi có kết quả âm tính bạn cũng không nên chủ quan vì vẫn có nguy cơ mắc các bệnh tiêu hoá, có các khối u và phát triển thành ung thư sau này. Chính vì vậy, cần lặp lại các kiểm tra khoảng 2 năm 1 lần, hoặc khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường phát sinh.

Kết quả dương tính

Khi đọc kết quả tìm máu ẩn trong phân dương tính thì trong mẫu phân được tiến hành xét nghiệm có tìm thấy sự hiện diện của máu trong đó. Có thể cần thử nghiệm thêm vài lần để xác định chắc chắn hoặc tiến hành các chẩn đoán và xét nghiệm khác để tìm ra chính xác vị trí chảy máu.

Không nhất thiết khi mắc bệnh ung thư mới gây ra hiện tượng chảy máu và phát hiện có máu trong phân. Mà chảy máu có thể xuất phát từ nhiều bệnh trạng khác nhau như trĩ, bướu thịt hay viêm tấy gây nên. Một số trường hợp khác như khi nuốt phải dịch có lẫn máu ở mũi miệng cũng gây ra hiện tượng trên.

Chính vì vậy, cần lưu ý rằng đôi khi những yếu tố khách quan và những ảnh hưởng từ các loại thuốc và thực phẩm cũng dẫn tới tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả. Cần bàn luận và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi nhận được kết quả. Dù là âm tính hay dương tính cũng không nên chủ quan.

Những Lưu Ý Khi Lấy Mẫu Phân Tại Nhà

0EyK2dmqEU5othT5VPWx0VXiDbOb5E4lcO78oJCNwg9DqvBiwaOitB7mJETIX43WLWx8AxEbWGNK3n4N_1614311324.jpg
Khi lấy mẫu phân tại nhà cần lưu ý những gì?

Có những trường hợp vì các lý do khác nhau gây khó khăn cho người bệnh đến bệnh viện để tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm mà phải lấy tại nhà. Thì người bệnh cũng cần lưu ý để tuân thủ đúng nguyên tắc tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:

  • Dùng que chuyên dụng trong bộ kit xét nghiệm được gửi đến để lấy mẫu phân rồi cho vào ống đậy kín lại.
  • Mẫu bệnh phẩm từ phân phải nhanh chóng gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành kiểm tra. Thông thường khoảng thời gian nên trong vòng từ 4 – 6 tiếng để đảm bảo kết quả không bị ảnh hưởng.
  • Bảo quản phân sau khi lấy ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ quá lạnh.
  • Không lấy phân có lẫn nước tiểu hoặc phân ở bỉm.
  • Cần tuân thủ theo hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ đối với chế độ ăn uống trước khi lấy mẫu bệnh phẩm. Thông thường, xét nghiệm tìm máu trong phân bệnh nhân không được ăn thịt nạc trong vòng 48 giờ và không sử dụng thuốc có thành phần là sắt và bismuth.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh ung thư đường ruột và những vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá.

tUzCEMX9z6pKcPAzuGqaur9bt5sQr9cj8r8xNd73kajYGdQXL1ccXVEzV8zUGdW22m4eXTGmO9LRS5x3_1636610591.jpg
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân giúp chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh ung thư đường ruột

Từ đó, có hướng chẩn đoán và tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu khác để tìm ra tình trạng tổn thương. Điều này giúp các bác sĩ có thể tiết kiệm thời gian và có cách điều trị kịp thời, hiệu quả tránh những thương tổn không mong muốn và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.