Trở lại

Tổng Quát Về Gói Xét Nghiệm Máu Tầm Soát Bệnh Lý Tim Mạch Chuyên Sâu

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Cụ thế, số người tử vong vì bệnh tim mạch trung bình mỗi năm cao hơn tất cả các bệnh lý khác, kể cả ung thư (1). 

Hiện nay, do sự thay đổi liên tục của môi trường sống và chế độ sinh hoạt, các triệu chứng của bệnh tim mạch ngày càng đa dạng, khó nhận biết từ giai đoạn đầu. Hơn thế nữa, nhiều dấu hiệu còn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen suyễn…khiến quá trình điều trị về sau trở nên phức tạp và nhiều rủi ro. 

Thấu hiểu điều này, thông qua việc nghiên cứu và phát triển thêm gói xét nghiệm bệnh lý tim mạch chuyên sâu, Diag Laboratories mong muốn tạo ra thêm một giải pháp để hỗ trợ cộng đồng giảm thiểu tối đa các biến chứng không mong muốn của căn bệnh này và chủ động phòng ngừa để đảm bảo chất lượng cuộc sống như ý. 

  • Tên gói xét nghiệm: Gói tầm soát bệnh lý tim mạch chuyên sâu
  • Chi phí:1.000.000 đồng/ gói

1. Mục Đích Xét Nghiệm

Chủ động kiểm tra toàn diện nhằm đánh giá chuyên sâu toàn bộ vấn đề tim mạch của người đi xét nghiệm. Từ đó, sớm đánh giá đúng nguy cơ từ các dấu hiệu khó nhận biết để đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả hoặc đề xuất hướng điều trị kịp thời trong trường hợp tìm ra bệnh. 

2. Đối Tượng

Bệnh tim không chừa một ai. Tất cả nam, nữ trong mọi độ tuổi, thậm chí từ sau sinh đều có nguy cơ tiềm ẩn mắc căn bệnh này. Trong đó, các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm người cao tuổi, bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì, có nồng độ cholesterol máu cao, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hoặc duy trì một lối sống thiếu lành mạnh như sử dụng nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc, ít vận động.

3. Triệu Chứng Thường Gặp

wYpCYOGPGQLUaYKCRtT0bDPHiNcQ6jHspM2r74RlSk4v62OBqiEtnS6fovam4yqXb451UANQCCBX1omX_1650370868.jpg
Quan sát các triệu chứng thường gặp và tầm soát định kỳ 2 lần trong 1 năm để chăm sóc sức khỏe

Việc quan sát tình trạng sức khoẻ và lưu ý các dấu hiệu lạ sẽ giúp chủ động tầm soát, hoặc phòng ngừa bệnh tim mạch đúng lúc. Trong đó, người đang gặp ít nhất 2 trong số các triệu chứng dưới đây nên đi tầm soát trong thời gian sớm nhất để tránh các chuyển biến nghiêm trọng không mong muốn: 

  • Đau thắt ngực

Thuộc loại triệu chứng bệnh tim dễ nhận biết, cơn đau này thường xuất hiện ở vùng sau xương ức hoặc trước tim. Nguyên nhân là do khả năng cung cấp máu cho động mạch vành bị giảm sút, khiến oxy không đủ cung cấp cho quá trình vận động của cơ tim. 

  • Khó thở

Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở dù không vận động mạnh. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở khi gắng sức hoặc nặng hơn là kể cả lúc nằm xuống hay đi ngủ.

  • Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực

Đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh tim. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước. Cơn đau hay kéo dài 10 phút và lặp lại. Đối với trường hợp đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và nhanh chóng đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. 

  • Hiện tượng phù nề

Hiện tượng phù nề do cơ thể bị tích nước là dấu hiệu đặc trưng đối với bệnh nhân bị suy tim. Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị ứ lại, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô làm bệnh nhân bị phù.

  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện khi thiếu máu đến tim, não, phổi vì tim bị suy giảm chức năng co bóp. Nếu gặp hiện tượng này thường xuyên, chúng ta cần kiểm tra vấn đề tim mạch sớm nhất có thể. 

  • Ho dai dẳng hoặc khò khè

Khác với bệnh hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho do bệnh tim thường ho khan hoặc có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc, có thể xấu đi khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. 

  • Nhạt miệng, chán ăn

Dưới tác động của bệnh suy tim sung huyết, dịch sẽ bị tích tụ nhiều trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Kết quả, người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.

  • Đi tiểu ban đêm

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm là một dấu hiệu quan trọng của suy tim. Điều này xảy ra do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.

  • Nhịp tim có vấn đề

Khi tim đập nhanh và dồn dập, nguyên nhân khiến tim đập nhanh là để bù đắp cho việc suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện như hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực đều cần được người bệnh lưu tâm.

  • Lo lắng

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng thường bị bỏ qua. Các biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gần đây cảm thấy lo lắng hoặc cảm thấy bất an, cộng thêm một trong những triệu chứng đã nói ở trên cần đi kiểm tra bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.

4. Tần Suất Thực Hiện

Các chuyên gia khuyến cáo việc duy trì tầm soát tim mạch chuyên sâu tốt nhất là 2 lần/ năm. Hoạt động này nên được tiến hành chủ động, không nên đợi đến lúc các dấu hiệu phát tác để giảm tối thiểu các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. 

5. Chi Tiết Các Xét Nghiệm Và Giải Thích Kết Quả

pM3axOexEmoTWCgYANFFAGW0KjLWHB3gutMv6i7gkWH66WRLsIBJZGszjLR6ngqIzVSQGTfs4bFCCICr_1650370969.jpg
Các chỉ số xét nghiệm cho biết về tình hình sức khỏe hiện tại của bạn

Đối với gói tầm soát bệnh lý tim mạch chuyên sâu của Diag Laboratories, bệnh nhân sẽ được tiến hành tổng cộng 12 loại xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng tim mạch và loại trừ các vấn đề có thể gây ra các triệu chứng bất thường ở người xét nghiệm. Cụ thể như sau:  

  • Xét nghiệm công thức máu: là một trong những xét nghiệm cơ bản dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể, thường được kết hợp với các nhóm xét nghiệm chuyên sâu khác trong gói khám sức khỏe 
  • Nồng độ D-dimer trong máu. Đây là xét nghiệm sinh hóa chuyên biệt, thường dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu, huyết khối tĩnh mạch hoặc tầm soát bệnh đông máu. Do bệnh lý này có các triệu chứng tương tự như tim mạch, ví dụ sưng phù nề chân, đột ngột khó thở, tim đập nhanh, đau dữ dội ở ngực…Nên việc xét nghiệm sẽ được chỉ định để chẩn đoán đúng bệnh lý.
  • Nồng độ enzyme Creatine kinase. Chỉ số này tăng cao là tín hiệu cho cơn đau tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến tim mạch. 
  • Nồng độ LDH – Lactate dehydrogenase. Chỉ số này tăng cao cho thấy tình trạng tổn thương của mô và cơ tim 
  • Nồng độ Cholesterol trong máu. Chỉ số này tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ.
  • Nồng độ HDL-cholesterol. Chỉ số nồng độ HDL-C < 40 mg/dL (ở nam giới) và < 50 mg/dL (ở nữ giới) phản ánh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao.
  • Nồng độ LDL-cholesterol (mỡ xấu trong cơ thể). Chỉ  tăng cao nhằm phản ánh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Nồng độ Triglycerides (mức độ dự trữ mỡ trong cơ thể). Chỉ số này tăng cao có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ rủi ro mắc các bệnh lý tim mạch. 
  • Nồng độ CRP hs (High-sensitive C-Reactive Protein). Chỉ số CRP độ nhạy cao phản ánh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Nồng độ Homocysteine. Chỉ số này giúp phát hiện sự thiếu hụt Folate hoặc vitamin B12, nguyên nhân gián tiếp gây mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Nồng độ HbA1c. Chỉ số này nhằm đo lượng đường trung bình gắn với phân tử Hemoglobin của cơ thể trong suốt 3 tháng. Từ đó, giúp sớm phát hiện tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường không kiểm soát, loại bệnh lý gây biến chứng tim mạch phổ biến hiện nay. 

6. Các Câu Hỏi Thường Gặp

rsJsa5c8q7GD3hFArN0SG7FARMIvPWtNHylddskOMGtThqScQhPt4rZAF7QCcsyNPN51samQ6T3s4JZj_1650371017.jpg
Bạn có thắc mắc về các câu hỏi xoay quanh bệnh lý tim mạch?

Tầm soát chuyên sâu có bổ sung thêm xét nghiệm D-dimer. Do các  triệu chứng như khó thở, tức ngực, phù nề có liên quan đến vấn đề đông máu cũng như bệnh lý tim mạch, xét nghiệm nồng độ D-dimer giúp tìm ra được nguyên nhân chính xác. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán đúng đắn nhất, giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả. 

  • Tôi nên lưu ý gì trước khi đi tầm soát bệnh lý tim mạch chuyên sâu? 

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả, người đi xét nghiệm cần nhịn ăn và uống các chất ngọt, có gas trong khoảng 8-12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Ngoài ra, khi làm xét nghiệm D-dimer cần lưu ý ngừng sử dụng các loại thuốc, các chất bổ sung.

  • Tôi có thể đến làm xét nghiệm vào thời gian nào?

Nhằm cung cấp dịch vụ xét nghiệm tốt nhất, phù hợp với mọi nhu cầu của người bệnh, Diag Laboratories mở cửa vào tất cả ngày trong tuần, trong đó:

Từ thứ 2 – thứ 7: 5.30 sáng – 07:00 tối

Chủ nhật: 5:30 – 12:00 trưa

  • Tôi có thể đăng ký lịch xét nghiệm tại đâu?

Bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 1717 hoặc truy cập website diag.vn để được nhân viên hỗ trợ tư vấn và đặt lịch hẹn.

jPI7GM7Ad4GDK2wOKxCj5jpJfquiX9e11UYfuA3xPgAjk07ua7lbVvVIrH9e0W0dfYH7NjrzYn6lfj6I_1650371079.jpg
Diag Laboratories cung cấp các gói xét nghiệm tầm soát góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch người Việt

Xét nghiệm tầm soát tim mạch chuyên sâu của Diag Laboratories là giải pháp được thiết kế riêng nhằm giúp đánh giá chuẩn xác tình trạng của từng cá thể nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người Việt trong mức phí ưu đãi. Chủ động kiểm tra tình trạng tim mạch giúp chúng ta giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn và an tâm vui sống.

Diag Laboratories, trung tâm xét nghiệm hàng đầu cho một sức khỏe vẹn toàn. 

(1): https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cardiovascular-diseases-(cvds)