Trở lại

Giải Thích Kết Quả Xét Nghiệm Gói Tầm Soát Sức Khỏe Phụ Nữ

GIẢI THÍCH KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM GÓI TẦM SOÁT SỨC KHỎE PHỤ NỮ

Table of Contents


ĐỐI TƯỢNG: Phụ nữ từ 18 đến 65 tuổi.

MỤC TIÊU: Tầm soát sức khỏe phụ nữ.

1. Xét Nghiệm Huyết đồ

Ý Nghĩa: Thuộc nhóm xét nghiệm cơ bản với các thông số: hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu. Thông qua kết quả có thể biết được tình trạng nhiễm trùng, sốt xuất huyết, là một trong những xét nghiệm tiền phẫu xét nghiệm thuộc nhóm cơ bản, cung cấp các thông số tổng quan về tình trạng sức khỏe.

2. Urea

Ý Nghĩa: Xét nghiệm đo nồng độ Urea Nitrogen trong máu. Đây là một trong những chất thải từ cơ thể được đào thải ra ngoài thông qua thận. Nồng độ BUN trong máu cao là dầu hiệu cho thấy chức năng đào thải của thận suy giảm.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Kết quả bất thường không phản ánh được tình trạng bệnh lý cần điều trị. Nồng độ BUN có thể tăng cao trong một số trường hợp như: mất nước, bỏng, tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn giàu đạm hoặc các nhân tố khác bao gồm độ tuổi. Nồng độ BUN thường tăng trên nhóm người cao tuổi.

3. Creatinine

Ý Nghĩa: Creatinine được lọc và loại bỏ ra khỏi máu bởi thận. Do đó xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá mức độ rối loạn chức năng của thận.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ creatinine tăng cao thường gặp trên những bệnh nhân bị suy thận cấp do biến chứng trên bệnh nền cao huyết áp và đái tháo đường. Bên cạnh đó, do tác dụng phụ của một số nhóm thuốc, chế độ ăn quá nhiều chất đạm (Protein) hoặc thực phẩm bổ sung hay các bệnh nhân có bệnh lý về thận,cản trở sự đào thải creatinine ra khỏi cơ thể.

Ghi Chú: eGFR – test xét nghiệm chức năng thận.

4. Bilirubin

Ý Nghĩa: Bộ xét nghiệm Bilirubin toàn phần (bao gồm Bilirubin trực tiếp và gián tiếp) nhằm đánh giá chức năng hoạt động của gan và một số rối loạn chức năng khác. Ngoài ra nó được dùng để đánh giá tình trạng vàng da và hội chứng tan máu.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: 

Nồng độ Bilirubin trực tiếp tăng cao thường xuất hiện trên những bệnh nhân bị vàng da
Nồng độ Bilirubin gián tiếp tăng cao trên nhóm bệnh nhân có bệnh lý tan máu

5. Men Gan SGPT

Ý Nghĩa: SGPT (hay còn gọi là ALT) là một enzyme chủ yếu liên kết với gan. SGPT thường đi kèm với SGOT-cũng là một enzyme đặc hiệu trong quá trình chuyển hóa amino acid và là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên SGPT được xem như chỉ số đặc hiệu riêng biệt cho gan hơn là SGOT.

Khoảng Bình Thường (*): 0 – 55 (Nam, Nữ, Tất cả độ tuổi).

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ SGPT tăng cao trong các trường hợp rối loạn men gan. Bên cạnh đó nồng độ tăng trong các bệnh lý tim mạch như suy tim xung huyết.

6. Men gan SGOT

Ý Nghĩa: SGOT là một loại enzyme (men) được tìm thấy ở gan và tim.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường:
Nồng độ SGOT máu cao khi tế bào gan bị tổn thương (ví dụ: viêm gan siêu vi B) hoặc tổn thương tim (đau tim) khi nồng độ enzyme này được giải phóng vào máu.

7. Gamma GT

Ý Nghĩa: Xét nghiệm dùng để chẩn đoán các bệnh lý gan mật và các rối loạn chuyển hóa liên quan đến cơ xương. Bên cạnh đó xét nghiệm này dùng để đánh giá tình trạng trên những bệnh nhân có bệnh lý về gan do lạm dụng rượu.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ GGT tăng cao là dấu hiệu cho thấy gan tổn thương do xơ, do tác hại của chất cồn, viêm gan, tác dụng phụ của thuốc, CCF, viêm tụy…

8. Bộ mỡ (Cholesterol + LDL + HDL + Triglycerides)

Ý Nghĩa: Cholesterol là một chất hóa học quan trọng hiện diện trong cơ thể và đóng nhiều vai trò quan trọng như: cấu tạo thành lớp màng của tế bào, sản xuất phức hợp acid mật giúp tiêu hóa chất béo.Bên cạnh đó, đóng vai trò trong quá trình sản xuất các chất dinh dưỡng như vitamin D và các hormone sinh dục như estrogen, progesterone và testosterol (nhóm hormone steroid).

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ Cholesterol trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ…

9. HDL Cholesterol*

Ý Nghĩa: HDL-cholesterol là xét nghiệm nhằm định lượng nồng độ chất béo có lợi cho cơ thể. Nồng độ HDL-cholesterol trong máu cao đóng vai trò rất quan trọng và có lợi, vận chuyển các loại mỡ xấu từ máu đến gan và đào thải ở đây.Nồng độ HDL-cholesterol trong máu cao nhằm bảo vệ cơ thể tránh được các nguy cơ bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Khoảng Bình Thường (*): Nồng độ HDL-cholesterol đạt giá trị > 60 mg/dL được xem là ngưỡng giá trị mong muốn và phản ánh nguy cơ thấp mắc các bệnh lý tim mạch.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ HDL-cholesterol ≥ 60 md/dL cho biết nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch thấp.

If HDL-C is less than 40 mg/dL for men and less than 50 mg/dL for women, irrespective of other lipid parameters it indicates high risk for heart disease.
Bên cạnh các chỉ số xét nghiệm mỡ máu khác, nồng độ HDL-C < 40 mg/dL (ở nam giới) và < 50 mg/dL (ở nữ giới) phản ánh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao
.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường: Bên cạnh các chỉ số xét nghiệm mỡ máu khác, nồng độ HDL-C < 40 mg/dL (ở nam giới) và < 50 mg/dL (ở nữ giới) phản ánh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao.

10. LDL Cholesterol

Ý Nghĩa: LDL-cholesterol – mỡ xấu trong cơ thể. Với nồng độ trong khoảng giới hạn bình thường, nó tạo thành lớp màng tế bào bảo vệ tế bào và không mang ý nghĩa xấu. Tuy nhiên, khi nồng độ này vượt quá giới hạn bình thường, nó sẽ tích tụ trên thành động mạch và gây nên tình trạng tắc nghẽn.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ LDL-cholesterol tăng cao nhằm phản ánh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

11. Triglycerides*

Ý Nghĩa: Triglycerides phản ánh mức độ dự trữ mỡ của cơ thể. Nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch tỉ lệ thuận với nồng độ triglycerides trong máu.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ Triglycerides cao có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ rủi ro mắc các bệnh lý tim mạch. Nồng độ Triglycerides tăng do các nguyên nhân như chế độ ăn nhiều chất béo hoặc chất béo bão hòa, ít vận động, thừa cân, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, tiểu đường, bệnh thận, rối loạn tuyến giáp.

12. Hba1c

Ý Nghĩa: XN Hemoglobin A1C (HbA1C) nhằm đo lượng đường trong máu (glucose) gắn với phân tử Hemoglobin. Phân tử Hem là một trong những thành phần của tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đi khắp cơ thể. Xét nghiệm cho biết lượng đường trung bình gắn với phân tử Hemoglobin của cơ thể trong suốt 3 tháng.

Khoảng Bình Thường (*): 7 – 8 (Nam, Nữ, Tất cả độ tuổi)

Khoảng Bình Thường: Chỉ số bình thường: không có bệnh lý tiểu đường hoặc chỉ số đường huyết được kiểm soát tốt trong quá trình điều trị tiểu đường.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Chỉ số tăng: cảnh báo tiền đái tháo đường/ đái tháo đường không kiểm soát.

JcO60t7E0OMDnbCqwXy9dxLRpjfTYqHsASIkLemhmExuW27VpiQHVD0FuVQkCNtIHZip8JbPQ4aLcs2x_1646972097.jpg
Gói xét nghiệm tầm soát sức khỏe cho phụ nữ

13. Sinh hóa nước tiểu

Ý Nghĩa: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một trong những xét nghiệm cơ bản nhằm phát hiện và đánh giá các bất thường liên quan đến đường tiết niệu như: nhiễm trùng tiểu, các bệnh lý về thận và đái tháo đường.
Xét nghiệm đánh giá về màu sắc, thể tích và các thành phần các chất có trong nước tiểu. Ví dụ: màu nước tiểu ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu sẽ đục thay vì trong. Nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao là một trong những dấu hiệu cho thấy chức năng thận bị suy giảm…Kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp đánh giá tổng quan và tìm ra nguyên nhân gây ra các bệnh lý.

14. Cặn lắng nước tiểu

Ý Nghĩa: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một trong những xét nghiệm cơ bản nhằm phát hiện và đánh giá các bất thường liên quan đến đường tiết niệu như: nhiễm trùng tiểu, các bệnh lý về thận và đái tháo đường.
Xét nghiệm đánh giá về màu sắc, thể tích và các thành phần các chất có trong nước tiểu. Ví dụ: màu nước tiểu ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu sẽ đục thay vì trong. Nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao là một trong những dấu hiệu cho thấy chức năng thận bị suy giảm…Kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp đánh giá tổng quan và tìm ra nguyên nhân gây ra các bệnh lý.

15. Triiodothyronine (T3)

Ý Nghĩa: Xét nghiệm T3 được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán cường giáp – là tình trạng hormone tuyến giáp được cơ thể sản xuất dư thừa. Bên cạnh đó xét nghiệm này được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh lý về tuyến giáp.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Các triệu chứng cường giáp khi tuyến giáp hoạt động quá mức như: lo âu, giảm cân, run tay, rối loạn tăng nhịp tim, xuất hiện bọng mắt và rối loạn giấc ngủ.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường: Các triệu chứng của suy giáp, còn được gọi là tuyến giáp kém hoạt động, bao gồm Tăng cân, Mệt mỏi, Rụng tóc, Khả năng chịu nhiệt độ lạnh thấp, Kinh nguyệt không đều, Táo bón.

16. Thyroxine (T4)

Ý Nghĩa: Thyroxine còn được gọi là T4 – một loại hormone tuyến giáp nhằm đánh giá nồng độ T4 trong máu. Nồng độ tăng hoặc giảm quá mức có thể gây ra các rối loạn về tuyến giáp.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Các triệu chứng cường giáp khi tuyến giáp hoạt động quá mức như: lo âu, giảm cân, run tay, rối loạn tăng nhịp tim, xuất hiện bọng mắt và rối loạn giấc ngủ.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường: Các triệu chứng của suy giáp, còn được gọi là tuyến giáp kém hoạt động, bao gồm Tăng cân, Mệt mỏi, Rụng tóc, Khả năng chịu nhiệt độ lạnh thấp, Kinh nguyệt không đều, Táo bón.

17. Thyroid-stimulating Hormone (TSH)*

Ý Nghĩa: TSH – hormone kích thích tuyến giáp. TSH là một loại hormone được sản xuất tại tuyến yên nhằm mục đích kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormone T3 và T4.

18. Calcium

Ý Nghĩa: Xét nghiệm calcium toàn phần là một trong những thông số cơ bản trong bộ xét nghiệm trao đổi chất. Bộ xét nghiệm này bao gồm các loại khoáng chất và các chất nền khác nhau trong máu bao gồm calcium.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ canxi tăng cao hơn mức  bình thường, điều đó cho thấy: rối loạn tuyến cận giáp – tình trạng tuyến cận giáp sản xuất quá nhiều hormone, bệnh Paget của xương – tình trạng khiến xương của bạn trở nên quá to, yếu và dễ bị gãy xương, Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng axit có chứa canxi, Hấp thụ quá nhiều canxi từ thực phẩm bổ sung vitamin D hoặc sữa, Một số loại ung thư. tình trạng cần điều trị. Các yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ ăn uống và một số loại thuốc, có thể ảnh hưởng đến nồng độ calcium.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ calcium thấp có thể gây ra bởi suy tuyến cận giáp – tình trạng tuyến cận giáp sản xuất quá ít hormone, thiếu Vitamin D, thiếu Magie, Viêm tụy hoặc Bệnh thận.

19. Vitamin D

Ý Nghĩa: Xét nghiệm Vitamin D nhằm sàng lọc và theo dõi  các rối loạn liên quan đến hệ cơ xương.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường:

Nồng độ Vitamin D tăng cao có thể gây ra do sự lạm dụng các loại vitamin chức năng.
Nồng độ Vitamin D tăng cao có thể gây hủy hoại các cơ quan và mạch máu.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ vitamin D thấp, điều đó có thể có nghĩa là bạn không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời, không bổ sung đủ vitamin D trong chế độ ăn uống hoặc khó hấp thụ vitamin D trong thức ăn.

20. Phosphorus

Ý Nghĩa:

Nồng độ của phospho trong máu dùng để đánh giá và tho dõi các rối loạn chuyển hóa liên quan đến hệ cơ xương và thận.
Chẩn đoán rối loạn và các bất thường ở tuyến cận giáp làm thay đổi nồng độ calcium trong máu. Nếu các hormone được sản xuất quá dư hoặc thiếu, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường:

Nồng độ phosphorus tăng cao cho thấy chức năng hoạt động của thận đang gặp vấn đề, rối loạn tuyến cận giáp, dư thừa nồng độ VitD trong cơ thể.
Nồng độ phosphorus tăng cao trên nhóm BN nhiễm toan ceton do biến chứng ĐTĐ có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường:
Nồng độ phốt pho thấp do các nguyên nhân như: cường cận giáp, Suy dinh dưỡng, Nghiện rượu, bệnh lý về xương (tình trạng khiến xương trở nên mềm và biến dạng). Nguyên nhân là do thiếu vitamin D. Khi tình trạng này xảy ra ở trẻ em, nó được gọi là còi xương

21. FSH

Ý Nghĩa: Hormone này nhằm kiểm soát chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ và kích kích khả năng phát triển trứng ở buồng trứng. Nồng độ FSH thay đổi trong suốt chu kì kinh nguyệt và có giá trị tăng cao nhất trong giai đoạn sớm trước khi trứng được phóng thích bởi buồng trứng. nó được gọi là giai đoạn rụng trứng.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ FSH tăng cao ở phụ nữ trưởng thành có thể gây ra bởi các nguyên nhân: Suy buồng trứng nguyên phát (POI), còn được gọi là suy buồng trứng giai đoạn sớm – là tình trạng mất chức năng buồng trứng trước 40 tuổi, Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng rối loạn nội tiết tố phổ biến ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ, đã bắt đầu mãn kinh hoặc đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, hoặc có khả năng là khối u buồng trứng.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường:
Nồng độ FSH thấp do: buồng trứng không sản sinh đủ số lượng nang trứng, tuyến yên hoạt động không ổn định hoặc suy dinh dưỡng.

22. LH

Ý Nghĩa: Hormone LH giúp kiểm soát chu kì kinh nguyệt, kích hoạt phóng thích trứng từ buồng trứng. Nó còn được gọi là giai đoạn rụng trứng. Nồng độ LH tăng nhanh trước giai đoạn rụng trứng.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ LH cao ở phụ nữ trưởng thành cho thấy tình trạng bất thường trong quá trình rụng trứng, Trong trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình sinh sản, quá trình rụng trứng của BN đang gặp vấn đề. Ở giai đoạn trung niên, điều đó có nghĩa là bạn đã bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS là một chứng rối loạn hormone phổ biến ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.

Thấp Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ LH thấp ở phụ nữ trưởng thành do: tuyến yên hoạt động không ổn định, rối loạn khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, rối loạn ăn uống.

23. Prolactin

Ý Nghĩa:
Prolactin là hormone được sản xuât ở tuyến yên – một tuyến nhỏ nằm ở phần đáy của não bộ vơi chức năng giúp tuyến vú phát triển và tạo sữa trong suốt giai đoạn thai kì và sau sinh. Nồng độ Prolactin tăng cao ở những sản phụ mang thai và sau sinh. Nồng độ bình thường trên những phụ nữ không mang thai và ở nam giới.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ prolactin cao hơn bình thường, cho thấy bạn đang mắc một trong các bệnh lý sau: Prolactinoma – u tuyến yên, suy giáp , u vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi là một khu vực của não nhằm kiểm soát chức năng hoạt động tuyến yên và các chức năng khác của cơ thể, hoặc trong các bệnh lý gan.

24. CA 15.3

Ý Nghĩa: Xét nghiệm kháng nguyên ung thư 15-3 (CA 15.3) được sử dụng để đánh giá hiệu quả đáp ứng điều trị trên những bệnh nhân ung thư vú và sự tái phát của bệnh.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường: Nồng độ CA15-3 có thể cao hơn bình thường trong tình trạng ung thư và không ung thư. CA15-3 thường tăng cao nhất trong ung thư vú đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Nói chung, mức CA15-3 trong máu càng cao thì càng có nhiều ung thư trong cơ thể. Mức độ cao nhất khi ung thư vú đã di căn đến xương, gan hoặc cả hai. Nếu mức độ CA15-3 giảm xuống hoặc trở lại bình thường, điều đó có thể có nghĩa là việc điều trị có hiệu quả. Nếu mức độ tăng lên theo thời gian, có thể có nghĩa là ung thư không đáp ứng tốt với điều trị, vẫn đang phát triển hoặc đang tái phát. CA15-3 có thể cao hơn bình thường trong ung thư phổi, tụy, buồng trứng và tuyến tiền liệt, nhưng những mức này không cao như ung thư vú. Các tình trạng không phải ung thư làm tăng CA 15-3 bao gồm: lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu và bệnh gan. Nó cũng có thể tăng trong suốt thai kì. Trong nhưng trường hợp này nồng độ CA 15-3 chỉ tăng tạm thời.

25. CA 125

Ý Nghĩa: Xét nghiệm định lượng nồng độ protein CA 125 trong máu. Nồng độ CA 125 tăng cao trên những phụ nữ mắc ung thư buồng trứng.

Cao Ngoài Khoảng Bình Thường:
Xét nghiệm máu CA-125 được sử dụng để: Theo dõi điều trị ung thư buồng trứng. Trong trường hợp nồng độ CA-125 giảm, cho thấy phương pháp điều trị đang hoạt động hiệu quả, kiểm tra ung thư tái phát sau khi điều trị thành công hay không hoặc sàng lọc nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Trong trường hợp đã kết thúc quá trình điều trị ung thư buồng trứng, nồng độ CA-125 vẫn tăng cao cho thấy ung thư tái phát.
Trong trường hợp sàng lọc ung thư, kết quả CA-125 cao, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư. Bên cạnh đó cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng không phải ung thư như Lạc nội mạc tử cung, một tình trạng mà mô thường phát triển bên trong tử cung cũng phát triển bên ngoài tử cung gây đau đớn và khiến BN khó mang thai hơn. Bệnh viêm vùng chậu (PID), – bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ, lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh lậu hoặc chlamydia. U xơ tử cung lành tính, Bệnh gan, trong giai đoạn thai kì hoặc trong chu kì kinh nguyệt…