Trở lại

Tiền Đái Tháo Đường Có Thể Tự Khỏi?

Tiền đái tháo đường, hay tiền tiểu đường thể tự khỏi hay không? nếu không, liệu chúng nguy chuyển thành tiểu đường? Cùng Diag tìm hiểu về căn bệnh này nhé 

xet-nghiem-tieu-duong.png

1. Tiền Đái Tháo Đường ? 

Nguyên Nhân Chỉ Số Tiền Đái Tháo Đường  

Tiền đái tháo đường, hay còn gọi là tiền tiểu đường xảy ra khi nồng độ Glucose (đường trong máu) tăng hơn mức bình thường, nhưng chưa đến ngưỡng của chẩn đoán tiểu đường – nói cách khác là tình trạng rối loạn đường huyết. Cụ thể, nếu bạn nhịn ăn trong tối thiểu 8 tiếng, nồng độ Glucose bình thường trong máu sau đó sẽ dao động ở mức 70-100mg/dL. Mặc khác, khi bị rối loạn dung nạp Glucose, lượng đường trong máu khi đói tăng, chỉ số đường huyết tiền tiểu đường sẽ nằm trog khoảng 100 – 125 mg/dL.   

Vì vậy, tiền tiểu đường nằm ở giai đoạn vượt qua ngưỡng cơ thể bình thường nhưng chưa đạt đến giai đoạn tiểu đường. Bệnh có thể tự khỏi nếu được phát hiện kịp thời và kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp mắc bệnh về tim mạch, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và người bệnh sẽ phải uống thuốc. 

Triệu Chứng Của Tiền Đái Tháo Đường 

Do tiền tiểu đường là một dạng rối loạn diễn biến âm thầm, không có triệu chứng cụ thể nên rất khó để tự phát hiện. Cần thực hiện xét nghiệm để tìm ra tình trạng tiền tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau để gợi ý tình trạng tăng đường huyết, gồm: 

dau-hieu-tien-tieu-duong.png

– Thường xuyên buồn tiểu và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường. 

– Có cảm giác khát nước liên tục. 

– Mắt nhìn mờ. 

– Luôn mệt mỏi, bị mất tập trung. 

– Ăn nhiều, và luôn có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt 

– Sụt cân nhiều dù ăn nhiều 

2. Ai Nguy Bị Tiền Đái Tháo Đường? 

Tiền đái tháo đường xảy ra ở tất cả mọi người, thậm chí là người trẻ khi tỷ lệ xảy ra ở căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để đánh giá nguy cơ bị mắc bệnh: 

– Di truyền: Gia đình từng có thành viên mắc tiểu đường. 

– Lối sống không khoa học, ít vận động và luyện tập thể thao. 

– Tuy bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng đối tượng trên 45 tuổi cần chú ý nhiều hơn. 

– Chỉ số BMI (chỉ số thể trong) lớn hơn 25kg/m2. 

– Bị tiểu đường thai kỳ và sinh em bé nặng hơn 4kg. 

– Những người bị cao huyết áp. 

doi-tuong-bi-tieu-duong.png

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều, người mắc bệng buồng trứng đa nang. 

– Đối tượng thừa cân, béo phì. 

– Người có chỉ số mỡ trong máu cao. 

3. Chữa Trị Tiền Đái Tháo Đường Như Thế Nào 

Xét Nghiệm Để Chẩn Đoán Tiền Đái Tháo Đường  

Để xác định bản thân có bị tiểu đường hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm dựa vào mẫu máu để chẩn đoán bệnh. Theo đó, phương pháp lấy máu được khuyến khích và phù hợp cho trường hợp tiền đái tháo đường là lấy máu tĩnh mạch nhằm phân tích huyết tương để đạt kết quả chính xác. 

Thông thường, có hai cách xét nghiệm được áp dụng cho trường hợp tiền đái tháo đường: 

– Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Lấy máu xét nghiệm, cần nhịn đói và tránh uống nước có màu tối thiếu 08 tiếng trước khi xét nghiệm. 

>>> Có thể bạn sẽ cần:  Gói Xét Nghiệm Đái Tháo Đường

–  Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống OGTT (Oral Glucose Tolerance Test): Uống từ 75g-100g Glucose khan pha với khoảng 200ml nước lọc, sau đó sẽ tiến hành lấy máu kiểm tra. Đây là phương pháp thường được sử dụng trên phụ nữ có thai.  

Phòng Ngừa Hình Thành Đái Tháo Đường 

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy vào đánh giá nguy cơ tim mạch và các yếu tố khác, bác sĩ sẽ quyết định tình trạng tiền tiểu đường của bạn có cần sử dụng thuốc hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học để tránh nguy cơ tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường type 2 như:  

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh cùng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tránh xa thức ăn nhanh và thực phẩm quá ngọt trong thời gian dài. 

– Nên giảm 10% cân nặng để ổn định lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học. 

>>> Có thể bạn sẽ cần: Xây Dựng Thực Đơn Cho Người Tiểu Đường Chỉ Với Một Chiếc Đĩa!

– Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, đều đặn 3-4 lần/1 tuần. Lưu ý, các bài tập cần được tham vấn bác sĩ để xác định cường độ tập luyện thích hợp. 

phong-ngua-tien-tieu-duong.png

– Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt thuốc lá. 

– Kiểm soát và điều trị bệnh cao huyết áp, cũng như lượng Cholesterol nạp vào cơ thể. 

– Tuân theo phác đồ của bác sĩ, tái khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe.  

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế. 

Tìm hiểu thêm Thông tin Y tế tại đây