Trở lại

Những Dấu Hiệu Tiểu Đường Dễ Nhận Biết Nhất Giúp Bạn Chủ Động Bảo Vệ Sức Khoẻ

Dấu hiệu tiểu đường thường xuất hiện một cách không rõ ràng. Chính vì vậy, nhiều người không chú ý đến. Có người sống với bệnh tiểu đường đến 2 – 3 năm mà không nhận ra mình đang mắc bệnh. Nhận biết những dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường là việc làm hết sức quan trọng để có phương pháp điều trị kịp thời và cách chăm sóc hợp lý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Tìm Hiểu Về Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường còn có cách gọi khác là bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh mãn tính, nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường do lượng nồng độ Insulin trong máu luôn ở mức không ổn định khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường.

Khi bị tiểu đường, lúc này cơ thể bệnh nhân sẽ gặp tình trạng rối loạn chuyển hoá lượng đường trong máu. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến lượng đường ngày một tích tụ và tăng cao trong máu gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ.

Tiểu đường có 3 dạng: Bao gồm tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Thông qua việc đo nồng độ glucose trong máu các bác sĩ sẽ biết được bệnh nhân mắc tiểu đường dạng nào.

rEpB6XrDirHfadhRA8nClj4ppX6r0tMWnmb1NiJW1aDrdAgDRF4mCx8mhBJ4MKbhHTVdz9hzPIa72B8t_1612155752.jpg
Chỉ số đường huyết của bạn như thế nào?

Bệnh Tiểu Đường Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Trên thực tế đây là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh. Đặc biệt là khi không được điều trị trong giai đoạn sớm. Tiểu đường là một trong 3 căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.

Bệnh tiểu đường về lâu dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể mất cảm giác, vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường. Nếu biến chứng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, thận và cả thị giác…

Ở Việt Nam, bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu trẻ hoá. Theo thống kê của bộ Y Tế, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường liên tục tăng cao trong 10 năm qua. Vào năm 2017 có đến 5,5% dân số mắc căn bệnh này, có nghĩa là khoảng 7,5 người thì có đến 1 người mắc bệnh tiểu đường.

Con số này sẽ không ngừng lại mà tiếp tục tăng cao trong tương lai. Theo dự đoán đến năm 2045 tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam là 7,7% dân số, nằm trong độ tuổi khá trẻ từ 20 tuổi cho đến khoảng 79 tuổi.

Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường tuýp 1: Khi tuyến tuỵ không sản xuất đủ lượng Insulin cần thiết khiến cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng Insulin trong máu gây ra tiểu đường. Tuy nhiên, tiểu đường loại 1 khá hiếm gặp chỉ ở mức 10% và đối tượng chủ yếu là người già và trẻ nhỏ.

Tiểu đường tuýp 2: Loại này phổ biến hơn chiếm đến 90 – 95%. Nguyên nhân do cơ thể bị đề kháng với Insulin. Hay nói một cách dễ hiểu hơn mặc dù cơ thể vẫn sản xuất ra được lượng Insulin nhưng lại không chuyển hoá được glucose thành năng lượng.

Trước khi nhận biết dấu hiệu tiểu đường chúng ta cùng tìm hiểu ai là đối tượng nguy cơ dễ mắt bệnh tiểu đường phổ biến:

  • Lối sống sinh hoạt không tốt cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Những người có thói quen ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh chứa hàm lượng calo và chất béo cao.
  • Béo phì, nhất là béo vùng bụng cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Nguyên nhân cũng có thể do gen di truyền. Khi trong gia đình có ba mẹ mắc phải bệnh tiểu đường thì con cái sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao.
  • Giờ giấc làm việc không ổn định, thức khuya cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng 50%.
seWAOhuR9xXqew20KiLvBED46s0hnZmg94a8POPkzypOVrkDMwoZkUQLvdsz9K4UqbP7P5AJkThFIHf2_1612155884.jpg
Giờ giấc làm việc không ổn định, thức khuya
cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng 50%
  • Thường xuyên nhịn đói, bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể hạ đường huyết dẫn đến cảm giác thèm ngọt để bổ sung. Khi cơ thể nạp quá nhiều lượng đường sẽ dẫn đến Insulin bị sản sinh quá nhiều lâu dài dẫn đến bệnh.
  • Phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ khiến Insulin trong cơ thể bị rối loạn.
  • Người mắc chứng ngáy ngủ nặng cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người thường đến 50%.

Triệu Chứng Bệnh Tiểu Đường

Quả thật tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm. Vậy triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu là gì? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu tiểu đường để có cách phòng tránh và điều trị.

Bên cạnh việc bận rộn vì cuộc sống và công việc, con người thường không có thời gian quan tâm nhiều đến sức khoẻ dẫn đến mặc dù cơ thể đưa ra những cảnh báo nhưng không nhận được sự hồi đáp khiến bệnh càng thêm nặng.

Chính vì thế, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và lắng nghe cơ thể nhiều hơn. Một số triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường mà bạn có thể nhận biết như sau:

Cơ Thể Liên Tục Khát Nước

GkpJIEnM9OXYfBtJskln1duFwJaPeFXGtgitEiOFTeEMdTtVgWhl1Qvqu8ew5hmnqTbLRiEbaFdv7nmB_1612156285.jpg
Cảm giác khát nước liên tục là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự kích hoạt cơ chế tách phần nước có trong các tế bào ra rồi dùng lượng nước này bơm vào trong máu. Việc làm này nhằm mục đích pha loãng lượng đường bị dư trong máu.

Lúc này các tế bào bị mất nước sẽ khiến cơ thể sản sinh ra cảm giác khát nước. Khiến bạn phải liên tục uống nước để bù đắp. Nhưng người bệnh luôn có cảm giác dù uống bao nhiêu nước vẫn chưa thấy hết khát.

Đi Tiểu Nhiều Lần

Một dấu hiệu tiểu đường dễ nhận biết nhất bên cạnh việc khát nước là thường xuyên đi tiểu. Số lần đi tiểu nếu vượt qua con số 7 thì rất có khả năng bạn bị đái tháo đường. Giải thích cho hiện tượng này là khi này cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa ra bên ngoài bằng đường bài tiết. Chính vì vậy thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn gây ra cảm giác buồn tiểu nhiều lần, lúc này bạn nên thực hiện xét nghiệm chức năng thận để kiểm tra sức khỏe.

Sụt Cân Không Rõ Nguyên Do

Thông qua việc cung cấp chất dinh dưỡng từ thực phẩm, glucose trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành năng lượng duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không còn khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng được nữa. Cơ thể thiếu hụt năng lượng một cách nghiêm trọng phải bù đắp bằng lấy năng lượng từ các cơ và mỡ.

Dẫn đến lượng mỡ tiêu hao, các cơ cũng yếu đi gây ra hiện tượng sụt cân. Nhiều chị em khi thấy cơ thể mình sụt cân lại vui mừng vì dáng đẹp, nhưng sụt cân không rõ nguyên do là điều đáng lo ngại bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Người Mệt Mỏi Và Đói

U8dWM5v1MEhlTQ46wnmA8wUJ4389sdLxKG1vt2nblNUvuGg8rMPDklPkE5nlIp5RjW9NtZSYBh7WVxAW_1612156431.jpg
Khi có thể đòi nạp năng lượng có thể bạn đã bị tiểu đường

Khi cơ thể thiếu hụt lượng Insulin do không thể chuyển hoá chất từ thức ăn thành năng lượng. Trong khi đó lượng đường trong máu tăng cao mà cơ thể phải luôn tìm cách để loại bỏ lượng đường dư thừa. Việc này dẫn đến một nhu cầu tất yếu là luôn có cảm giác thèm ăn để nạp lại lượng năng lượng đã bị thiếu hụt, khiến cho cơ thể luôn có cảm giác đói và người mệt mỏi không có sức.

Khô Miệng, Ngứa Da

Khi hệ bài tiết phải hoạt động thường xuyên khiến cơ thể mất nước dẫn đến cơ thể thiếu độ ẩm và khô da. Khi bị khô da nhiều người còn có cảm giác ngứa da. Bên cạnh đó kèm theo biểu hiện khát nước là cảm giác khô miệng.

Dễ Bị Nhiễm Trùng Nấm Men

Một dấu hiệu tiểu đường thường gặp bất kể là nam hay nữ là tình trạng nhiễm trùng nấm men. Thường xuất hiện ở những nếp gấp da ở bất kỳ vị trí nào. Với điều kiện lý tưởng là độ ẩm cao và nhiệt độ ấm. Nấm men gây ra nhiễm trùng, thường gặp ở khe ngón tay, ngón chân và đặc biệt là cơ quan sinh dục.

Vết Thương Lâu Lành

Việc lượng đường tích tụ trong máu quá lâu sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Điều này gây hại đến hệ thần kinh và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Khi bệnh nhân có những vết thương hở sẽ rất khó lành, đôi khi còn bị lở loét lan rộng. Việc tổn thương hệ thần kinh còn khiến nhiều người có cảm giác tê và đau chân.

Buồn Nôn
 

jewXNOtPVIHYi2FYqWxl0Xxq8YY7StQUA8i0sNHonwKjmKikrnlTGdUQBv222jjjtOvcf77sZjFEqBzv_1612156601.jpg
Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm khó lường!

Một tình trạng khác mà bạn có thể nhận biết dấu hiệu tiểu đường là ngoài các biểu hiện trên còn xuất hiện thêm cảm giác buồn nôn. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm do quá trình đốt cháy chất béo để cung cấp năng lượng sẽ sản sinh ra chất ketone tích tụ trong máu. Đến một mức nào đó sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường

Không chỉ khi có dấu hiệu tiểu đường bạn mới nên đi gặp bác sĩ mà việc khám sức khỏe định kỳ mỗi năm là điều cần thiết để phát hiện sớm các bệnh và theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Khi này các bác sĩ sẽ căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp về biểu hiện, tiền sử gia đình, các loại thuốc để tiến hành các xét nghiệm. Thông qua các kết quả xét nghiệm về chỉ số tiểu đường sẽ có kết luận chính xác rằng bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Điều trị bệnh tiểu đường có nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng có một điểm chung là bệnh nhân phải áp dụng chế độ ăn uống khắt khe, khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần theo dõi nghiêm ngặt tình trạng bệnh một cách liên tục và tái khám theo định kỳ.

Đối với tiểu đường tuýp 1 do cơ thể không thể tự sản xuất được Insulin nên bệnh nhân phải dùng Insulin trong suốt quãng đời còn lại.

Với tiểu đường loại 2, có sự khác biệt hơn. Tình trạng bệnh sẽ có thể thuyên giảm và kiểm soát nếu bạn thay đổi lối sống theo hướng tích cực và khoa học. Bao gồm cả việc ăn uống và tập thể dục. Cùng với đó tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc uống và thuốc tiêm để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
 

vL8C2tYzJkGlgrNhBU2ilm3szCtPxaHEyv1cQhKRFUrYozMZplW8AIF3hORTGZZe9lpuQktU02yPVNNx_1612156808.png
Tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ngay giai đoạn đầu
để phòng ngừa trước khi quá muộn

Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường mà ta không thể ngăn ngừa. Nhưng khi có một lối sống và lành mạnh sẽ làm giảm cơ hội phát triển của bệnh. Chính vì vậy không chỉ khi nhận biết được dấu hiệu tiểu đường bạn mới nên lo lắng đi khám bác sĩ và điều trị. Mà ngay bây giờ hãy thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực để đánh bại mọi đường “tấn công” của bệnh tật lên cơ thể.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.